Rung nhĩ là dạng rối loạn nhịp tim nhanh thường gặp, do các buồng tim phía trên – tâm nhĩ đập quá nhanh và bất thường, không khớp nhịp với 2 buồng dưới – tâm thất.
Những điều bạn chưa biết về bệnh rung nhĩ – rối loạn nhịp tim
Mục Lục
Tìm hiểu về bệnh rung nhĩ – rối loạn nhịp tim
Rung nhĩ được coi là một “vấn đề về điện tim”:
Thông thường, với mỗi nhịp tim, một tín hiệu điện sẽ lan truyền từ các buồng tim trên xuống các buồng tim dưới. Khi tín hiệu lan chuyển, chúng khiến cho tim co bóp và bơm máu. Ở người bệnh rung nhĩ, các tín hiệu điện lỗi có thể làm gián đoạn quá trình bơm máu thông thường của tim.
Rung nhĩ có thể có nhiều triệu chứng hoặc có thể không có biểu hiện nào:
Các dấu hiệu rung nhĩ bao gồm nhịp tim nhanh, không đều, đánh trống ngực, đau ngực, khó thở, lo âu, nhanh cảm thấy mệt mỏi khi vận động… Tuy nhiên, nhiều người lại không có bất kỳ triệu chứng rung nhĩ nào và chỉ được phát hiện khi tiến hành điện tâm đồ.
Ngày càng có nhiều người mắc rung nhĩ:
Hiện nay, chỉ riêng ở Mỹ có gần 3 triệu người mắc rung nhĩ. Con số này dự kiến sẽ đạt tới 12 triệu vào năm 2050. Nguy cơ rung nhĩ tăng lên khi bạn già đi. Độ tuổi trung bình của nam giới mắc rung nhĩ là 66 và phụ nữ là 74.
Rung nhĩ có thể dẫn đến nhiều bệnh nghiêm trọng khác:
Theo các chuyên gia chia sẻ: Hai biến chứng nguy hiểm nhất liên quan đến rung nhĩ là đột quỵ và suy tim. Những người bị rung nhĩ có nguy cơ hình thành cục máu đông, dẫn tới đột quỵ do thiếu máu cục bộ cao hơn gấp 5 lần người bình thường. Trên thực tế, rung nhĩ là nguyên nhân gây ra 15 – 20% các trường hợp đột quỵ thiếu máu cục bộ.
Mục tiêu chính trong điều trị rung nhĩ:
Các mục tiêu chính trong việc điều trị rung nhĩ bao gồm: Giảm nguy cơ đột quỵ bằng cách ngăn ngừa hình thành cục máu đông; Kiểm soát nhịp tim bằng các phương pháp điều hòa nhịp tim; Khôi phục nhịp tim bình thường.
Các bác sỹ thường sử dụng kết hợp nhiều loại thuốc khi điều trị rung nhĩ:
Người bệnh rung nhĩ thường phải dùng thuốc chống đông để ngăn ngừa hình thành cục máu đông, giúp giảm nguy cơ đột quỵ. Ngoài ra, các loại thuốc chẹn beta, thuốc chẹn calci có thể được sử dụng để thiết lập lại nhịp tim bình thường. Các loại thuốc khác nhau có tác dụng khác nhau đối với từng người, do đó bạn nên hỏi ý kiến bác sỹ để tìm ra cách kết hợp các loại thuốc, biện pháp điều trị một cách hiệu quả nhất.
Người bệnh rung nhĩ có thể cần được phẫu thuật nếu điều trị bằng thuốc không hiệu quả:
Khi thuốc không còn khả năng đưa nhịp tim trở lại bình thường, các bác sỹ có thể xem xét tiến hành phẫu thuật, ví dụ như phương pháp sốc điện, triệt đốt rối loạn nhịp…
Người bệnh rung nhĩ vẫn có thể có cuộc sống lành mạnh, năng động:
Tập thể dục thường xuyên là cách đơn giản nhất để giảm nguy cơ đột quỵ, kiểm soát rung nhĩ. Hãy thử bắt đầu bằng những bài tập đơn giản, sau đó nâng cao dần cường độ tập luyện. Ngoài ra, có chế độ ăn uống lành mạnh, tốt cho tim cũng giúp người bệnh rung nhĩ kiểm soát các triệu chứng hồi hộp, trống ngực tốt hơn.
Thường xuyên bác sĩ và thăm khám trong quá trình điều trị:
Đi khám thường xuyên rất quan trọng với người bệnh rung nhĩ. Bạn cũng nên ghi lại danh sách tất cả các loại thuốc đã sử dụng và mang theo người mỗi khi đi khám. Nếu phải dùng thuốc chống đông máu thường xuyên, bạn nên trao đổi với bác sỹ về chế độ ăn uống của mình vì một số thực phẩm nhất định có thể ảnh hưởng đến thuốc điều trị rung nhĩ.
Nguồn: Sưu tầm
Facebook Comment