Sỏi thận là căn bệnh hình thành và diễn biến âm thầm, nếu không có kiến thức chủ động phòng, phát hiện điều trị bệnh từ sớm nguy cơ mắc ung thư thận, suy thận về sau rất cao.
- Tìm hiểu biểu hiện và biến chứng của bệnh viêm bể thận cấp tính
- Hằng ngày ăn mặn có thể dẫn tới sỏi thận, cao huyết áp, đột quỵ
- Cùng tìm hiểu bệnh suy thận mạn qua 4 giai đoạn của bệnh
Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh sỏi thận là gì?
Mục Lục
Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh sỏi thận là gì?
Sỏi thận là một trong những căn bệnh thận tiết niệu nguy hiểm và có thể để lại biến chứng nguy hiểm. Trên thực tế đây là những tinh thể rắn hình thành trong thận từ các chất trong nước tiểu lâu ngày kết lại tạo thành sỏi. Theo thầy Trần Anh Tú giảng viên cho biết sỏi được tạo ra do sự phối hợp của nhiều nguyên nhân có thể kể đến như:
- Sử dụng thuốc không đúng cách: Thói quen sử dụng thuốc không theo chỉ dẫn, sai liều lượng khiến cơ thể không hấp thụ được thành phần của thuốc gây lắng cặn và tích tụ sỏi.
- Ăn nhiều muối, dầu mỡ: Đồ ăn chứa nhiều muối, dầu mỡ gây tăng lượng tuần hoàn máu tới cầu thận và tăng lượng cholesterol trong dịch mật khiến thận phải làm việc nhiều dẫn tới sỏi thận.
- Uống ít nước: Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng việc uống ít nước khiến nước tiểu lưu trữ và trở nên đậm đặc, chất đọng lại tăng lên dễ hình thành bệnh sỏi thận.
- Thường xuyên bị mất ngủ: Khi bạn ngủ, mô thận sẽ có thời gian tự tái tạo tổn thương. Nếu tình trạng mất ngủ diễn ra thường xuyên chức năng này sẽ không được thực hiện và gây nên bệnh sỏi thận rất nguy hiểm.
- Bỏ qua bữa sáng: Túi mật phải bài tiết dịch mật vào buổi sáng để chuẩn bị cho việc tiêu hóa thức ăn, do đó nếu không ăn sáng mật sẽ không đủ thức ăn để tiêu hóa. Khi đó dịch mật tích tụ trong túi mật và đường ruột lâu hơn, cholesterol từ mật sẽ tiết ra và hình thành sỏi thận.
Theo đó, bệnh sỏi thận có triệu chứng báo hiệu như xuất hiện các cơn đau quặn thận xảy ra ở vùng sườn lưng, ở một bên hoặc cả 2 bên vùng hạ sườn. Sau đó lan dần từ vùng hố thắt lưng xuống phía dưới hay ra phía trước đến hố chậu, đùi, có thể lan sang cả phận sinh dục, đau rát khi đi tiểu, đi tiểu ra máu, tiểu tiện nhỏ giọt thường xuyên,….Cụ thể triệu chứng đau hố thắt lưng là triệu chứng điển hình của việc hình thành sỏi thận, ngoài ra có thể xuất hiện đái buốt, đái rắt, đái ra máu…
Phương pháp điều trị và phòng ngừa bệnh sỏi thận
Phương pháp điều trị và phòng ngừa bệnh sỏi thận
Theo các bác sĩ bệnh học chuyên khoa cho biết, lựa chọn phương pháp điều trị sỏi thận phụ thuộc các yếu tố như số lượng, kích thước, vị trí của những viên sỏi thận và liệu có xảy ra nhiễm trùng hay không. Hầu hết những viên sỏi thận nhỏ khi duy trì uống nhiều nước có thể đi tiểu ra tự nhiên mà không cần sự giúp đỡ của bác sĩ. Nếu viên sỏi thận không thể tự thải ra ngoài, bạn phải đến bệnh viện để bác sĩ tiến hành các phương pháp chữa trị khác bao gồm: Tán sỏi ngoài cơ thể bằng sóng xung, phẫu thuật lấy sỏi thận qua da.
Để phòng tránh bệnh sỏi tiết niệu, cần uống nhiều nước để lượng nước tiểu bài tiết phải trên 2 lít/ngày mới đủ lọc chất độc ra ngoài. Chỉ cần thực hiện được việc này sẽ loại bỏ được 50% các nguyên nhân dẫn đến bệnh về sỏi. Ngoài ra cần tăng cường vận động, hạn chế ăn mặn và những thức ăn ôi thiu, những đồ ăn có thể tạo thành sỏi, nên ăn các thức ăn không có yếu tố tạo thành sỏi. Để phát hiện sớm bệnh sỏi thận và các bệnh thường gặp khác, nên khám tổng thể ít nhất 1 lần/năm, nhất là những người đã phát hiện có sỏi nên đi khám thường xuyên hơn tại các cơ sở y tế uy tín, các bệnh viện có chuyên khoa.
Nguồn:Sưu tầm
Facebook Comment