Hỏi đáp Y Dược về bệnh đau dây thần kinh tọa thường gặp ở người lao động

68 / 100

Bệnh đau dây thần kinh tọa là bệnh lý thường gặp ở người lao động, vậy chúng ta cần nắm được thông tin gì về căn bệnh để biết cách phòng tránh và điều trị kịp thời?

Hỏi đáp Y Dược về bệnh đau dây thần kinh tọa thường gặp ở người lao động

Bệnh đau dây thần kinh tọa thường gặp ở người lao động

Đau thần kinh tọa là một căn bệnh cơ xương khớp có biểu hiện bởi cảm giác đau tại cột sống thắt lưng lan tới mặt ngoài đùi, mặt trước ngoài cẳng chân, mắt cá ngoài và tận ở các ngón chân. Bệnh lý này thường gặp ở lứa tuổi lao động (30-50 tuổi). Trước kia tỷ lệ nam cao hơn nữ, song các nghiên cứu năm 2011 cho thấy tỷ lệ nữ cao hơn nam và  ở cộng đồng miền Bắc Việt Nam là khá cao.

Mục Lục

Hỏi: Bác sỹ có thể cho biết nguyên nhân gây nên bệnh thoát vị đĩa đệm?

Trả lời: Bệnh thoát vị đĩa đệm có nguyên nhân hàng đầu là thoát vị đĩa đệm (thường gặp nhất là đĩa đệm L4-L5 hoặc L5-S1 gây chèn ép rễ L5 hoặc S1 tương ứng); trượt đốt sống; thoái hóa cột sống thắt lưng gây hẹp ống sống thắt lưng, nguyên nhân này thường  kết hợp với thoái hóa . Nhóm nguyên nhân hiếm gặp hơn như viêm đĩa đệm đốt sống, tổn thương thân đốt sống (thường do lao, vi khuẩn, u), chấn thương, tình trạng mang thai…Với người lao động do đặc thù công việc nên họ là đối tượng dễ bị tổn thương cột sống nhất và dễ mắc bệnh lý này và gây ra hệ quả kinh tế nghiêm trọng.

Hỏi : Bác sỹ có thể cho biết biểu hiện của bệnh?

Trả lời: Bệnh nhân mắc bệnh triệu chứng thường gặp nhất là đau dọc đường đi của dây thần kinh tọa, đau tại cột sống thắt lưng lan tới mặt ngoài đùi, mặt trước ngoài cẳng chân, mắt cá ngoài và tận ở các ngón chân. Tùy theo vị trí tổn thương mà biểu hiện  có khác nhau: Tổn thương rễ L4 đau đến khoeo chân; tổn thương rễ L5 đau lan tới mu bàn chân tận hết ở ngón chân cái (ngón I); tổn thương rễ L5 đau lan tới lòng bàn chân (gan chân) tận hết ở ngón V (ngón út).

Hỏi đáp Y Dược về bệnh đau dây thần kinh tọa thường gặp ở người lao động

Bệnh đau dây thần kinh tọa có biểu hiện bệnh khá rõ ràng

Theo một số chuyên gia Hỏi đáp Y Dược giải thích, cơn đau có thể liên tục hoặc từng cơn, giảm khi nằm nghỉ ngơi, tăng khi đi lại nhiều. Trường hợp có hội chứng chèn ép: tăng khi ho, rặn, hắt hơi. Có thể có triệu
chứng yếu cơ. Giai đoạn muộn có teo cơ tứ đầu đùi, hạn chế vận động, co cứng cơ cạnh cột sống. Khi vào viện để khẳng định chẩn đoán bệnh nhân có thể được chỉ định chụp cộng hưởng từ (MRI) cột sống thắt lưng: nhằm xác định chính xác dạng tổn thương cũng như vị trí khối thoát vị, mức độ thoát vị đĩa đệm, đồng thời có thể phát hiện các nguyên nhân ít gặp khác (viêm đĩa đệm đốt sống, khối u, …).

Hỏi : Bác sỹ có thể cho biết cách điều trị bệnh ?

Điều trị bệnh lý thoát vị đĩa đệm cần tuân thủ nguyên tắc phát hiện và điều trị theo nguyên nhân , giảm đau và phục hồi vận động, điều trị nội khoa với những trường hợp nhẹ và vừa, can thiệp ngoại khoa khi có những biến chứng liên quan đến vận động, cảm giác.

Trên đây là các chia sẻ dành cho các bệnh nhân bị thoát vị mà các bác sỹ chuyên điều trị bnh hc chuyên khoa và các bác sĩ điều trị các bệnh cơ xương khớp đang công tác và giảng dạy tại  Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tư vấn. Bên cạnh đó các bác sỹ nhấn mạnh bệnh lý cần được phát hiện và điều trị sớm tránh biến chứng rối loạn vận động dẫn đến liệt vận động, mất cảm giác chi dưới. Các bạn nên chủ động phòng bệnh giữ tư thế cột sống thẳng đứng khi ngồi lâu hoặc lái xe, có thể mang đai lưng hỗ trợ, tránh các động tác mạnh đột ngột, sai tư thế, mang vác nặng ,luyện tập bơi lội hoặc yoga giúp tăng sức bền và sự linh hoạt khối cơ lưng.

Nguồn: sưu tập

 

Cột Sống NS

  • Giảm nguy cơ thoái hóa đốt sống cổ, thoát vị địa đệm, gai đốt sống.
  • Giảm đau nhanh những cơn đau lưng do thoái hóa cột sống, đứng lên ngồi xuống khó khăn.
  • Hộ trợ tăng tiết dịch khớp, làm trơn ổ khớp, giúp khớp vận đồng linh hoạt.

Cột Sống NS

Đặt mua sản phẩm