Các bệnh lý về gân mô mềm hiện nay ngày một gia tăng xảy ra ở mọi lứa tuổi, vì thế để giúp độc giả hiểu rõ hơn về bệnh lý này, chúng tôi đã liên hệ với các chuyên gia đầu ngành xương khớp để được giải đáp.
- Để tránh khỏi biến chứng của thoái hóa khớp vai cần điều trị đúng cách
- Chuyên gia Điều dưỡng hướng dẫn 3 cách điều trị thoái hóa khớp háng
- Nhiều người lầm tưởng bệnh gout với những vấn đề thường gặp
Hỏi đáp bệnh học về viêm điểm bám gân và mô mềm quanh khớp
Mục Lục
Hỏi: Thưa chuyên gia, chuyên gia có thể cho biết khái niệm về các bệnh lý về gân, mô mềm?
Trả lời:
– Các bệnh lý của gân và mô mềm quanh khớp là một căn bệnh cơ xương khớp khá phổ biến nhưng chúng không phải là bệnh hệ thống, các triệu chứng bệnh học chủ yếu liên quan đến mô mềm quanh khớp, bao gồm cơ, gân cơ, dây chằng, cân, bao hoạt dịch, mô dưới da. Cụ thể:
- Viêm gân(Tendinitis): là bệnh lý của vùng gân bám vào xương với đặc trưng chung là tình trạng viêm tại gân đó gây đau khu trú và rối loạn chức năng của gân.
- Viêm bao gân(Bursitis): là tình trạng viêm của các túi nhỏ chứa đầy dịch nằm lót giữa xương và các gân, cơ nằm kề sát. Các túi hoạt dịch này có tác dụng bảo vệ cho gân, cơ tránh va đập vào xương. Khi các túi này bị viêm sẽ gây sưng đau và cản trở sự vận động của gân. Viêm bao gân có thể có nguyên nhân do chấn thương trực tiếp, nhiễm trùng hay có thể là biểu hiện của bệnh lý toàn thân như viêm khớp dạng thấp, gout
- Viêm điểm bám tận(Enthesitis): điểm bám tận là vị trí mà các gân, dây chằng, cân, bao khớp bám vào xương. Thường gặp là viêm điểm bám tận cân bàn chân, gân gót Achilles.
- Viêm gân(Fasitis): bao gồm viêm cân gang bàn tay, bàn chân.
Tại một số vị trí giải phẫu có dải mạc (vòng xơ) tạo với nền xương thành đường hầm, trong đường hầm được lót bởi bao hoạt dịch, phía trong cùng là gân, dây thần kinh và mạch máu. Khi bao hoạt dịch bị viêm sẽ chèn ép các thành phần bên trong đường hầm gây ra hội chứng đường hầm.
Hỏi: Có những nguyên nhân nào gây ra các bệnh lý về gân, mô mềm thưa chuyên gia?
Trả lời:
- Các vi chấn thương do các hoạt động quá mức kéo dài, lặp đi lặp lại do nghề nghiệp, luyện tập thể thao, thói quen sinh hoạt. Đây là nguyên nhân thường gặp nhất.
- Một số bệnh lý:viêm khớp dạng thấp, viêm khớp vẩy nến, viêm cột sống dính khớp, gout, thoái hóa khớp, đái tháo đường.
- Các dị tật gây lệch trục của chi là một yếu tố nguy cơ gây tổn thương các mô mềm quanh khớp.
- Viêm mô mềm quanh khớp do nguyên nhân nhiễm khuẩn.
- Viêm khớp do sử dụng thuốc, hay gặp do sử dụng kháng sinh nhóm quinolon
Biểu hiện của các bệnh lý về viêm điểm bám gân và mô mềm quanh khớp
Hỏi: Biểu hiện của các bệnh lý trên là gì thưa chuyên gia?
Trả lời:
Trong chương trình Hỏi đáp bệnh học ở số trước, chúng tôi đã nêu ra một số biểu hiện thường gặp. Ở số bài hôm nay chúng tôi sẽ nói rõ hơn về biểu hiện của các bệnh lý trên như sau:
- Đau ở vị trí gân bị tổn thương, có thể đau liên tục hoặc đau tăng khi vận động, đau tại chỗ hoặc lan dọc theo cơ có gân bị tổn thương, có thể gây hạn chế vận động khớp liên quan
- Khám tại chỗ: có thể sưng hoặc không sưng, có thể nóng đỏ, ấn vào đau chói, có thể sờ thấy u cục nhỏ nổi dọc trên gân
- Khám vận động: làm một số động tác co duỗi cơ có gân bị tổn thương thấy đau tăng, có thể có hạn chế vận động khớp liên quan, sức cơ giảm hơn so với bên lành.
- Toàn thân: hầu hết trường hợp không ảnh hưởng đến toàn thân trừ những trường hợp viêm gân do nhiễm khuẩn hoặc trong một số bệnh lý như viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp thì có thể có các biểu hiện kèm theo như hội chứng nhiễm trùng, các biểu hiện của bệnh chính
Hỏi: Phác đồ điều trị viêm gân, mô mềm hiện nay là gì thưa chuyên gia?
Trả lời:
Các biện pháp không dùng thuốc
Trong trường hợp tổn thương, đau cấp tính cần được xử trí theo nguyên tắc RICE:
- Rest: Nghỉ ngơi, tránh các hoạt động làm đau nhiều, hạn chế hoặc ngưng vận động vùng gân bị tổn thương, cố định tạm thời vùng gân bị tổn thương bằng nẹp, máng bột…
- Ice: chườm lạnh tại chỗ bằng nước đá được bọc trong khăn 15-20 phút mỗi 2-3 giờ
- Compression of injured tissue: Băng ép vùng tổn thương bằng băng chắc, nên băng cả khớp liên quan
- Elevation: Nâng tay, chân lên ngang tim/ bằng gối khi nằm
Các thuốc điều trị
- Thuốc giảm đau: chỉ định một trong các thuốc sau: acetaminophen (Paracetamol, Tylenol…) 0,5g x 2-4 viên /24h.
- Thuốc chống viêm không steroid bôi tại chỗ hoặc đường toàn thân: chỉ định một trong các thuốc sau: Diclofenac (Voltaren…) 50mg x 2 viên/24h, Piroxicam (Felden, Brexin…) 20mg x 1 viên/24h, Meloxicam (Mobic.) 7,5mg x 1-2 viên/24h, Celecoxib (Celebrex) 200 mg x 1 – 2 viên/24h, Etoricoxib (Arcoxia) 60 mg x 1 – 2 viên/24h
Hoặc tiêm corticoid tại chỗ khi thuốc giảm đau thông thường, NSAID không hiệu quả. Tiêm mỗi mũi cách nhau 7-10 ngày, không quá 2 lần trong một đợt điều trị, mỗi đợt cách nhau 3-6 tháng, mỗi năm không quá 3 đợt. Khi tiến hành tiêm corticoid tại chỗ phải đảm bảo vô trùng tuyệt đối.
Các chế phẩm corticoid tiêm tại chỗ thường dùng như: Methylprednisolon Acetat (Depo-Medrol ®, ống 1ml – 40mg) có tác dụng kéo dài. Liều cho một lần tiêm từ 10-20mg/ lần (0,25-0,5ml/ lần) tùy thuộc vào vị trí tiêm. Betamethason Dipropionat (Diprospan ®, ống 1ml – 4mg): là loại tác dụng kéo dài. Liều cho một lần tiêm từ 1-2mg/lần (0,25-0,5ml/ lần) tùy thuộc vào vị trí tiêm. Triamcinolon Acetonide (K-Cort ®, ống 2ml – 80mg): cũng là loại corticoid tác dụng kéo dài. Liều cho một lần tiêm từ 20-40mg/lần (0,5-1ml/ lần) tùy từng vị trí.
Khi điều trị bệnh viêm điểm bám gân và mô mềm quanh khớp cần có sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa
* Chú ý:
– Chống chỉ định tuyệt đối tiêm corticoid tại chỗ: Các tổn thương do nhiễm khuẩn, nấm hoặc chưa loại trừ được nhiễm khuẩn + Tổn thương nhiễm trùng trên hoặc gần vị trí tiêm
– Chống chỉ định tương đối tiêm corticoid tại chỗ: Cao huyết áp, đái tháo đường, viêm loét dạ dày tá tràng, phải điều trị và theo dõi trước và sau tiêm. Đang dùng thuốc chống đông hoặc có rối loạn đông máu
– Các biến chứng do tiêm corticoid tại chỗ là rất ít nhưng có thể xảy ra như: Đau sau tiêm vài giờ, có thể kéo dài một vài ngày, thường hay gặp sau tiêm mũi đầu tiên, Nhiễm trùng, Đứt gân do tiêm vào trong gân, Teo da tại chỗ, Mảng sắc tố da: thường gặp sau tiêm viêm bao gân De Quervains do tiêm quá nông, biểu hiện méo mó, sáng màu. Tình trạng này sẽ hết sau vài tháng.
Ngoài ra, theo các bác sĩ chữa bệnh chuyên khoa xương khớp, người bệnh có thể sử dụng các phương pháp Vật lý trị liệu như: siêu âm, sóng ngắn, laser, hồng ngoại, các bài tập vật lý trị liệu…Trường hợp viêm gân, bao gân kèm theo viêm khớp dạng thấp, gout, viêm cột sống dính khớp, đái tháo đường…cần phải điều trị đồng thời và kéo dài các thuốc cơ bản cùng với chế độ sinh hoạt tập luyện phù hợp
Nguồn:sưu tầm
Facebook Comment