Đừng chủ quan nếu bạn gặp tình trạng tức ngực khó thở

Tức ngực khó thở là hiện tượng ai cũng có thể mắc phải nhưng nhiều người vẫn chủ quan không biết rằng đó cũng chính là triệu chứng của hàng loạt căn bệnh chết người khác.

tuc nguc kho tho la trieu chung cua benh gi1 2

Mục Lục

Tức ngực khó thở là gì? Do nguyên nhân nào gây ra?

Hiện tượng đau xuất hiện ở vùng ngực không được nhiều người để ý một cách nghiêm túc. Cảm giác đau nhói, bóp chặt ngực trái hoặc chỉ hơi thấy nặng ngực khi leo cầu thang và hoạt động gắng sức. Đây thường được coi là đau dây thần kinh liên sườn và cho là việc ngẫu nhiên. Với triệu chứng bên ngoài không rõ rệt có thể tiềm ẩn những vấn đề khác nhau khá nghiêm trọng về sức khỏe, kể cả chứng đau dây thần kinh liên sườn cũng không đơn giản như ta tưởng.

Khó thở là cảm giác chủ quan của người bệnh khi hô hấp. Có 2 loại khó thở là : khó thở thì hít vào và khó thở thì thở ra. Khó thở này có thể người bệnh chủ quan cảm nhận hoặc người khác khách quan nhận thấy được.

Vai trò của phổi là oxi hoá máu và thải khí carbonic(CO2).  Trong trường hợp suy hô hấp, lượng khí CO2 trong máu tăng lên, trong khi đó lượng oxy trong máu giảm làm cho người bệnh có triệu chứng khó thở.

Mỗi người trong chúng ta đều có thể đối mặt với tình trạng đau ở ngực. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này như mắc bệnh hô hấp, bị tổn thương thần kinh hoặc bệnh tim mạch vành.

Tức ngực khó thở có nguy hiểm?

Nguy hiểm lớn nhất của bệnh khó thở, tức ngực chính là bệnh tim mạch vành. Bệnh tim mạch vành làm giảm lưu lượng máu đến nuôi tim, nếu không điều trị, lâu ngày sẽ dẫn đến suy tim, nhồi máu cơ tim.

Khi đã lên cơn nhồi máu thì tính mạng chỉ được tính bằng phút nếu không được cấp cứu kịp thời. Chỉ 10 % có khả năng sống sót nhưng phải đối mặt với những biến chứng nguy hiểm (suy tim, trụy tim…) và chi phí điều trị cũng vô cùng tốn kém (80-100 triệu cho 1 lần phẫu thuật) mà khả năng tái phát là thường trực.

Những người bị xơ vữa động mạch, người cao tuổi, béo phì, tăng huyết áp, đái tháo đường, nghiện thuốc lá, rượu bia, căng thẳng (stress) hoặc tiền sử gia đình có người mắc bệnh tim mạch cũng có thể cảm thấy tức ngực khó thở.

Nên làm gì khi bị tức ngực, khó thở?

Nếu gặp tình trạng tức ngực khó thở, bệnh nhân cần phải dừng mọi hoạt động lại, không nên cố gắng hoạt động , tránh di chuyển, thường chỉ nghỉ ngơi như vậy cũng có thể hết đau, nhưng nếu đau nặng lên thì cần phải dùng thuốc và đi bệnh viện ngay.

Khi gặp cơn tức ngực bạn cần ngồi dựa vào đâu đó hoặc nằm xuống lấy tay vuốt nhẹ vào vùng ngực đang bị đau tức và vuốt sau lưng phần đối diện với phần ngực đau tức. Khi bạn gặp cơn khó thở cần phải từ từ hít vào thở ra thật sâu. Sau đó khi đã thấy đỡ hơn thì khi hít vào thở ra nên kết hợp với các động tác tay để cho phổi hoạt động lại ổn định

dung chu quan neu ban gap tinh trang tuc nguc kho tho

Làm cách nào để đẩy lùi chứng tức ngực, khó thở?

Tức ngực khó thở cũng có thể có nguyên nhân là lười vận động. Vì thế, bạn nên tập thể dục ít nhất ba lần một tuần để ngăn chặn các bệnh về tim mạch cũng như rèn luyện về thể chất. Mặc dù có nhiều hình thức vận động, tuy nhiên, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi lựa chọn cho mình một phương pháp luyện tập thích hợp.

Trong các phương pháp luyện tập thể dục thể thao thì chạy bộ hoặc đi bộ nhẹ nhàng vẫn là phương pháp được khuyến khích nhất. Đặc biệt, nếu bị tức ngực khó thở, bạn hoàn toàn không nên chơi các môn  thể thao nặng như tập tạ, karate, tennis, đá bóng, chú trọng giải trí, nghe nhạc…

Thư giãn và giảm căng thẳng để có một cuộc sống cân bằng và sức khỏe tốt nhất, bạn hãy giảm căng thẳng bằng việc thực hiện chế độ ăn uống, duy trì tập thể dục và sắp xếp thời gian biểu một cách khoa học sống điều độ, có giờ giấc nghỉ ngơi, tránh làm việc ngay sau bữa ăn. Hãy cố gắng thư giãn nhiều hết mức bạn có thể bất cứ khi nào bạn cảm thấy căng thẳng bởi vì stress làm cho bạn dễ dàng bị tức ngực khó thở hơn. Người bị chứng tức ngực khó thở cũng nên hạn chế, tốt nhất là bỏ hẳn thuốc lá, cà phê và nước chè đặc vì gây mất ngủ.