Trên thế giới, bệnh đột quỵ luôn là 1 trong 3 nguyên nhân hàng đầu gây tử vong. Tuy nhiên, bệnh đột quỵ có thể được ngăn chặn nếu biết phòng ngừa đúng cách.
- Thầy thuốc chia sẻ những biểu hiện của người bị đột quỵ
- Dược sĩ Hà nội cảnh báo sự nguy hiểm của bệnh đột quỵ
- Nguyên nhân và cách xử trí khi bị tim đột ngột ngừng đập
Đột ngụy là một căn bệnh nguy hiểm
Mục Lục
Bệnh đột quỵ là gì?
Tai biến mạch máu não (thường được gọi là đột quỵ) là bệnh thường gặp gây tổn thương một phần não, xảy ra đột ngột do các nguyên nhân: tắc nghẽn các mạch máu trên não, gây thiếu máu đến nuôi não. 80% các trường hợp đột quỵ khiến bộ não nhanh chóng ngưng hoạt động rồi chết đi trong vòng vài giây đến vài phút, 20% các trường hợp còn lại nhiều mạch máu trong não bị vỡ gây chảy máu não.
Người có tiền sử tăng huyết áp, mắc bệnh tim mạch, hút thuốc lá, nghiện rượu, béo phì, tiểu đường, tằng cholesterol trong máu (mỡ trong máu), căng thẳng thần kinh, giới tính (nam giới cao gấp 1,25 lần so với nữ giới).
Dấu hiệu sớm nhận biết đột quỵ
Theo nguồn tin tức y dược: Bệnh đột quỵ thường có dấu hiệu tương đối sớm nhưng thường bị bỏ qua, để ngăn ngừa căn bệnh này, người bệnh cũng như người nhà bệnh nhân cần chú ý đến các biểu hiện sau:
Biểu hiện ở mặt: Người sắp bị đột quỵ, mặt thường có biểu hiện thiếu cân xứng, miệng méo, lệch qua một bên so với bình thường, nếp mũi má bên yếu bị rũ xuống. Đặc biệt khi quan sát người bệnh nói hoặc cười thì sẽ thấy rõ dấu hiệu méo miệng và thiếu cân xứng trên mặt.
Biểu hiện thị lực: Thị lực giảm, nhìn mờ dần cả hai mắt hoặc một mắt, người bệnh khi nhận thấy mình có dấu hiệu này thì nên yêu cầu được cấp cứu ngay.
Biểu hiện ở tay: Người bị đột quỵ thường có dấu hiệu tay bị tê mỏi, khó cử động, khó thao tác, đi lại khó khăn, không nhấc chân lên được.
Biểu hiện qua giọng nói: Triệu chứng nói ngọng bất thường, môi lưỡi bị tê cứng, miệng mở khó, phải gắng sức thì mới nói được cảnh báo người bệnh có nguy cơ rơi vào tình trạng đột quỵ.
Biểu hiện nhận thức: Người bệnh nếu rơi vào tình trạng bị rối loạn trí nhớ, không nhận thức được, mắt mờ, tai ù không nghe rõ cần được đưa đi cấp cứu ngay.
Những triệu chứng của bệnh đột quỵ có thể nhận biết sớm
Để phòng ngừa đột quỵ
Kiểm tra sức khỏe thường xuyên:
Mọi người, đặc biệt là những người trên 50 tuổi nên khám sức khỏe định kỳ hàng năm, rất nhiều người bệnh chủ quan với sức khỏe của mình, cho rằng mình hoàn toàn khỏe mạnh cho đến khi bệnh bộc phát. Thực tế là họ đã có nhiều bệnh hoặc nhiều yếu tố nguy cơ mà không biết.
Kiểm soát huyết áp
Kiểm soát tốt huyết áp là một phương pháp hiệu quả để ngăn ngừa đột quỵ. Tăng huyết áp là bệnh mạn tính, do đó, không thể điều trị hết bệnh, cần kiểm soát huyết áp tối ưu, thực hiện chế độ ăn ít muối, giảm cân, giảm căng thẳng và uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Kiểm soát bệnh tim mạch
Có thể giảm được 67% nguy cơ đột quỵ nếu tham khảo ý kiến bác sĩ và sử dụng thuốc kháng đông lâu dài trong điều trị rung nhĩ.
Xây dựng lối sống lành mạnh
Duy trì trọng lượng vừa phải với chế độ ăn hợp lý và tập thể dục thường xuyên có thể giúp giảm nguy cơ đột quỵ. Theo bác sĩ Mai Lan, chuyên khám chữa bệnh chuyên khoa chia sẻ: việc tập thể dục khoảng 30 phút/ngày sẽ cải thiện tình trạng tim mạch và cải thiện các yếu tố nguy cơ tim mạch.
Thực hiện chế độ ăn phù hợp để tiết chế lượng đường trong máu, kiểm soát hàm lượng cholesterol trong máu sẽ hạn chế tối đa các biến chứng của bệnh tiểu đường, nguy cơ tắc nghẽn động mạch, rất có ích lợi trong việc phòng tránh đột quỵ.
Thực hiện chế độ ăn nhạt vì ăn nhạt tốt cho tim mạch và huyết áp, góp phần làm giảm nguy cơ đột quỵ, ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi hàng ngày và quan trọng, mỗi người luôn cần giữ một tinh thần lạc quan, suy nghĩ tích cực, tránh những căng thẳng, buồn phiền trong cuộc sống.
Thăm khám kịp thời, tránh nguy cơ đột quỵ, bảo vệ sức khỏe bản thân
Bệnh đột quỵ thực sự không đáng sợ như chúng ta vẫn nghĩ. Hãy thông báo cho người thân hoặc kịp thời đến các cơ sở uy tín để khám, điều trị bệnh khi gặp phải những dấu hiệu nghi ngờ.
Cách phát hiện và xử lý khi người thân gặp đột quỵ sẽ được các bác sĩ chia sẻ và cập nhật trên các trang tin tức y tế ở các số bài tiếp theo. Nếu quan tâm bạn có thể theo dõi.
Nguồn: sưu tầm
Facebook Comment