Tiểu đường được xếp vào nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa, gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh, như biến chứng thần kinh, mạch máu, mắt, thận…
- Thực phẩm nào người mắc bệnh tiểu đường nên và không nên ăn?
- Kiểm soát bệnh tiểu đường bằng thực phẩm thường ngày
- Điều trị bệnh tiểu đường tại nhà bằng những bài thuốc dân gian
Bệnh tiểu đường được phân thành những loại chính nào?
Tiểu đường là căn bệnh mạn tính gây ảnh hưởng xấu đến hàng trăm triệu người trên thế giới và là thách thức lớn đối với y học hiện đại. Tự trang bị đầy đủ kiến thức về bệnh tiểu đường để chủ động phòng ngừa cũng như điều trị bệnh là điều các bác sĩ luôn mong muốn người bệnh thực hiện.
Mục Lục
Bệnh tiểu đường là gì ?
Tiểu đường (Diabetes) là một bệnh mãn tính xảy ra khi tuyến tụy không còn khả năng tạo ra insulin, hoặc khi cơ thể không thực hiện tốt việc sử dụng insulin. Insulin là một hormone do tuyến tụy sản xuất, có vai trò vận chuyển glucose từ máu vào các tế bào trong cơ thể để tạo ra năng lượng. Cơ thể không có khả năng sản xuất insulin hoặc sử dụng nó một cách không hiệu quả dẫn đến nồng độ glucose tăng lên trong máu (tăng đường huyết). Tăng đường huyết kéo dài sẽ làm rối loạn tính thẩm thấu của mạch máu và quá trình trao đổi chất, từ đó gây nên các tổn thương và sự suy yếu của nhiều cơ quan.
Hiện bệnh tiểu đường đang được phân thành 3 loại chính dựa vào nguyên nhân gây bệnh:
– Tiểu đường tuýp 1:
Những người mắc tiểu đường túyp 1 không thể tự sản xuất hoặc sản xuất rất ít Insulin. Đây là tình trạng thiếu Insulin tuyệt đối, chiếm khoảng 10% các trường hợp tiểu đường, với nguyên nhân chính xác chưa được biết rõ. Bệnh khởi phát từ khi còn nhỏ, thường bắt đầu ở tuổi dưới 30 và không liên quan đến thể chất. Đối với người mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 buộc phải điều trị bằng Insulin suốt đời, bên cạnh đó cũng cần cân bằng chế độ ăn và luyện tập thể dục thường xuyên để phòng ngừa các biến chứng tiểu đường.
– Tiểu đường tuýp 2:
Khoảng 90% các trường hợp tiểu đường là tiểu đường tuýp 2. Ở tiểu đường tuýp 2, cơ thể vẫn sản xuất ra Insulin, nhưng lượng Insulin không đủ để vận chuyển glucose vào tế bào hoặc xảy ra tình trạng kháng Insulin làm đường máu tăng cao hoặc có sự kết hợp của cả 2 tình trạng này.
Tiểu đường tuýp 2 thường xảy ra ở người cao tuổi, người thừa cân, ít vận động, béo phì. Gần đây độ tuổi trung bình được chẩn đoán tiểu đường tuýp 2 đang trẻ hóa dần. Bệnh thường không được phát hiện cho đến khi xảy ra một biến chứng hoặc kiểm tra đường huyết hay đường niệu thường xuyên. Giai đoạn đầu, bệnh có thể kiểm soát nhờ chế độ ăn uống hợp lí và tập thể dục đều đặn. Tuy nhiên, về lâu dài, người bệnh cần sử dụng thuốc điều trị dùng đường uống và/hoặc tiêm insulin.
– Tiểu đường thai kỳ:
Đây là loại tiểu đường xảy ra ở 1 trong 25 phụ nữ trong thời gian mang thai. Ở giai đoạn này, do nhu cầu cao về dinh dưỡng nên các mẹ bầu thường xuyên cung cấp cho cơ thể các thực phẩm giàu đường, tinh bột. Lâu dần, lượng Insulin sản xuất không còn đủ để vận chuyển hết đường máu vào tế bào, dẫn đến tình trạng đường máu cao. Chẩn đoán bệnh tiểu đường thai kỳ được thực hiện chỉ trong thời gian mang thai. Bệnh thường tự khỏi sau giai đoạn mang thai nhưng có thể gây ra các biên chứng và nguy cơ mắc đái tháo đường tuýp 2 sau này cho cả mẹ và bé. Phần lớn bệnh nhân tiểu đường thai kì có thể kiểm soát đường huyết nhờ tập thể dục và chế độ ăn uống hợp lí, khoảng 10 – 20% bệnh nhân cần sử dụng thuốc.
Bệnh tiểu đường nguy hại đến sức khỏe người bệnh rất lớn
Bệnh tiểu đường nguy hiểm không?
Trong khi tiểu đường tuýp 1 bệnh khởi phát và biểu hiện đột ngột thì bệnh tiểu đường tuýp 2 thường phát triển âm thầm, ít có các triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ. Nhiều trường hợp người bệnh chỉ phát hiện ra bệnh khi đã có biến chứng.
Các dấu hiệu và triệu chứng phổ biến của bệnh tiểu đường mà bạn cần chú ý bao gồm:
- Ăn nhiều (hay có cảm giác đói), uống nhiều (nhanh khát nước), tiểu nhiều (đi tiểu thường xuyên), gầy sút nhanh.
- Bên cạnh đó, một số triệu chứng sau cũng có thể gặp phải như: hay mệt mỏi cáu gắt; mờ mắt; ngứa da; các vết thương khó lành, dễ nhiễm trùng; suy giảm tình dục ở nam giới.
Nếu không được điều trị và quản lý bệnh đúng cách, tiểu đường dễ dàng dẫn đến các biến chứng nguy hiểm cho người bệnh: biến chứng mắt, nhiễm trùng bàn chân nếu không điều trị có thể dẫn đến cắt bỏ bàn chân, suy thận, các vấn đề thần kinh, các vấn đề về tim mạch hoặc suy giảm chức năng tình dục ở cả nam và nữ. Chính những biến chứng này sẽ gây suy giảm nghiêm trọng sức khỏe người bệnh, tệ hơn có thể dẫn đến tử vong.
Có những phương pháp nào được áp dụng để điều trị bệnh tiểu đường?
Để phòng ngừa cũng như điều trị bệnh tiểu đường, việc cần làm là phải kiểm tra sức khỏe thường xuyên. Lưu ý các chỉ số như đường huyết và đặc biệt là chỉ số HbA1c, chỉ số được dùng để chẩn đoán bệnh tiểu đường và kiểm soát biến chứng.
Béo phì, thừa cân, ít vận động và tiền sử gia đình có người bệnh tiểu đường là những nhóm đối tượng nguy cơ cao mắc bệnh. Nếu bạn thuộc một trong các nhóm này, việc cần làm là lên ngay một kế hoạch điều chỉnh lại chế độ ăn khoa học và tăng cường vận động, luyện tập thể dục, nhằm ngăn ngừa tiểu đường tuýp 2.
Nguồn: sưu tầm
Facebook Comment