Chuyên mục
Bệnh Da Liễu

Dược sĩ Cao đẳng Dược chia sẻ phương pháp điều trị bệnh vảy nến

Bệnh vảy nến liên quan đến hệ thống miễn dịch và gây không ít phiền toái và không thoải mái cho những người bị bệnh. Hãy cùng dược sĩ Cao đẳng Dược tìm hiểu phương pháp điều trị bệnh vảy nến trong bài sau.

Dược sĩ Cao đẳng Dược chia sẻ phương pháp điều trị bệnh vảy nến

Bệnh vảy nến là gì và nguyên nhân gây bệnh là gì?

Bệnh da liễu vảy nến, còn được gọi là vảy nến da (psoriasis), là một bệnh da liên quan đến hệ thống miễn dịch, được xác định bởi sự phát triển quá nhanh của tế bào da, dẫn đến sự hình thành các vảy màu bạc bóng trên bề mặt da. Dưới đây là một số thông tin về bệnh vảy nến:

Nguyên nhân gây bệnh vảy nến: Nguyên nhân gây bệnh vảy nến vẫn chưa được hiểu rõ hoàn toàn, nhưng nó được cho là kết hợp của nhiều yếu tố, bao gồm:

  1. Yếu tố di truyền: Người có người thân trong gia đình mắc bệnh vảy nến có nguy cơ cao hơn mắc bệnh này.
  2. Tác động của hệ thống miễn dịch: Bệnh vảy nến liên quan chặt chẽ đến hệ thống miễn dịch của cơ thể. Miễn dịch bị kích thích và tạo ra một phản ứng dị ứng vô tội vạ trên da, dẫn đến việc tạo ra tế bào da (tế bào biểu bì) quá nhanh. Điều này gây ra sự tích tụ tế bào da dư thừa và tạo nên các vảy trên bề mặt da.
  3. Yếu tố môi trường: Môi trường có thể góp phần kích thích bệnh vảy nến hoặc làm tăng nguy cơ mắc bệnh, ví dụ, việc bị tổn thương da, như chấn thương hoặc côn trùng cắn, có thể kích thích sự phát triển của triệu chứng vảy nến.
  4. Các yếu tố khác: Các yếu tố như căng thẳng, hút thuốc lá, tiểu đường, béo phì, và sử dụng một số loại thuốc có thể gây ra hoặc làm tăng triệu chứng bệnh vảy nến.

Triệu chứng của bệnh vảy nến: Triệu chứng của bệnh vảy nến bao gồm:

  • Vảy màu bạc bóng trên da, thường xuất hiện trên khu vực khớp, khu vực da đầu, mắt cá chân và tay.
  • Sưng, đỏ, và ngứa trên da.
  • Vết nứt và chảy máu ở vùng da bị ảnh hưởng.
  • Nhiễm trùng da trong một số trường hợp.

Giảng viên Cao đẳng Y Dược TP.HCM chia sẻ: Bệnh vảy nến có thể biểu hiện ở nhiều hình thức và mức độ khác nhau từ người này sang người khác. Bệnh không làm tổn thương nghiêm trọng sức khỏe tổng thể, nhưng có thể gây không thoải mái và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bị bệnh. Việc quản lý bệnh thường bao gồm việc sử dụng kem bôi, thuốc uống, ánh sáng cường độ cao và các biện pháp điều trị mà bác sĩ da liễu sẽ chỉ định dựa trên mức độ và triệu chứng của bệnh.

Điều trị bệnh vảy nến bằng Đông Y và Tây Y như thế nào?

Bệnh vảy nến là một bệnh da có liên quan đến hệ thống miễn dịch, và điều trị nó có thể sẽ yêu cầu sự can thiệp từ bác sĩ da liễu hoặc chuyên gia y tế. Tuy nhiên, một số người có thể muốn kết hợp các phương pháp Đông Y và Tây Y để giảm triệu chứng và cải thiện tình trạng sức khỏe tổng thể. Dưới đây là một số phương pháp điều trị bệnh vảy nến bằng Đông Y và Tây Y:

Điều trị bệnh vảy nến bằng Đông Y và Tây Y như thế nào?

Phương pháp Đông Y:

  1. Thảo dược: Các loại thảo dược như cây trà xanh, cây lúa mạch, cây hương thảo và cây rau má có thể được sử dụng trong các loại kem bôi da hoặc nước tắm để giảm viêm, ngứa và sưng do bệnh vảy nến. Tuy nhiên, bạn nên thảo luận với một bác sĩ Đông Y trước khi sử dụng các loại thảo dược này để đảm bảo an toàn và hiệu quả.
  2. Yoga và thiền: Các bài tập yoga và thiền có thể giúp giảm căng thẳng và stress, điều này có thể ảnh hưởng đến triệu chứng bệnh vảy nến. Các kỹ thuật này có thể giúp cải thiện tình trạng tâm lý và sức khỏe tổng thể.

Phương pháp Tây Y:

  1. Kem chống viêm: Bác sĩ da liễu có thể chỉ định kem chống viêm để giảm viêm và ngứa da.
  2. Thuốc uống: Thuốc uống như các loại dẫn xuất của vitamin D, thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) và các loại thuốc ức chế miễn dịch có thể được sử dụng để kiểm soát triệu chứng của bệnh vảy nến. Tuy nhiên, các loại thuốc này thường cần sự theo dõi của bác sĩ vì có thể gây ra tác dụng phụ.
  3. Ánh sáng cường độ cao: Các liệu pháp bằng ánh sáng cường độ cao (PUVA) hoặc ánh sáng UVB có thể được sử dụng để làm giảm triệu chứng của bệnh vảy nến bằng cách làm dịu da và làm mờ vảy da.

Chuyên gia tại các trường Cao đẳng Y Dược Hà Nội cho biết: Việc kết hợp phương pháp Đông Y và Tây Y có thể giúp cải thiện tình trạng của người mắc bệnh vảy nến. Tuy nhiên, điều quan trọng là thảo luận với bác sĩ trước khi bắt đầu bất kỳ phương pháp điều trị nào để đảm bảo an toàn và hiệu quả. Bác sĩ có thể đưa ra lời khuyên cụ thể dựa trên tình trạng của bạn và triệu chứng bệnh vảy nến của bạn.

Nguồn: benhhoc.edu.vn

Chuyên mục
Bệnh Da Liễu

Cần nhận biết sớm các nguyên nhân và triệu chứng bệnh dày sừng nang lông

Bệnh lý dày sừng nang lông có thể kéo dài dai dẳng và dễ tái phát tuy không ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe nhưng lại gây tác động đến chức năng thẩm mỹ và kéo theo một số hệ lụy khác. Để tìm hiểu rõ hơn về bệnh này mọi người cùng tham khảo nguyên nhân và triệu chứng qua bài viết dưới đây nhé!

Tìm hiểu những nguyên nhân gây bệnh dày sừng nang lông

Bệnh dày sừng nang lông là một trong những bệnh da liễu xảy ra là do sự tích tụ chất keratin trên da. Tình trạng này, đã khiến da bị sừng hóa, sần sùi dày lên, gây bít tắc lỗ chân lông, khiến sợi lông bên trong không mọc được ra ngoài. Bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết thêm, ngoài ra bệnh dày sừng nang lông còn do một số yếu tố khác như sau:

  • Do cơ thể bị thiếu hụt các nhóm vitamin như vitamin A, C hoặc bị rối loạn hormone… sẽ khiến da của người bệnh bị khô lâu ngày sẽ gây nên bệnh dày sừng nang lông.
  • Bệnh lý này còn do tính di truyền là một trong những yếu tố khiến chất keratin sản sinh ra nhiều hơn so với những người bình thường khác gây bít tắc lỗ chân lông và dẫn đến bệnh dày sừng nang lông.
  • Bệnh nhân đã từng mắc phải những bệnh lý viêm nang lông cấp tính, viêm da cơ địa, nấm da … nhưng không thực hiện điều trị ngay hoặc điều trị không dứt điểm cũng sẽ hình thành nên bệnh dày sừng nang lông.
  • Đối với những người thừa cân hoặc người có ý thức vệ sinh thân thể kém cũng đã trở thành nguyên nhân gây bệnh dày sừng nang lông.

Nhận biết những dấu hiệu của bệnh dày sừng nang lông

Theo Giảng viên Cao đẳng Y Dược Sài Gòn khi mắc bệnh dày sừng nang lông, cơ thể người bệnh sẽ xuất hiện những triệu chứng, biểu hiện đặc trưng ra bên ngoài như sau:

  • Da của người bệnh bắt đầu có sự xuất hiện các lớp vảy da mỏng, chúng có kích thước đạt khoảng từ 1-2mm và có màu xám hoặc hơi trắng.
  • Khi mắc bệnh dày sừng nang lông nếu dùng tay sờ vào làn da, sẽ có cảm giác da khô ráp và sần sùi.
  • Khi mắc bệnh dày sừng nang lông lỗ chân lông bít tắc khiến cho lông không mọc được và tạo thành các chấm đen trên da. Thậm chí có nhiều vùng da bệnh có tình trạng bị viêm, đỏ và gây ngứa ngáy.
  • Nếu mắc bệnh dày sừng nang lông khi gãi sẽ nhận thấy vùng da bị bệnh dễ tróc, kèm với đó có sợi lông nằm cong bên dưới. Đối với trường hợp bệnh đã chuyển biến nặng kèm gây triệu chứng đau khi chạm sờ, gãi.

Xem hướng dẫn Bản đồ: Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn

Chuyên mục
Bệnh Da Liễu

Bài thuốc nam trị mề đay khi thời tiết chuyển mùa

Bệnh mề đay gây ra những bất tiện cho người bệnh đặc biệt thời gian chuyển mùa. Người mắc bệnh có thể áp dụng một số bài thuốc nam trị mề đay khi thời tiết chuyển mùa.

Mề đay là bệnh gì?

Dược sĩ Pasteur chia sẻ 3 bài thuốc trị mề đay từ thuốc nam

Dược sĩ Cao đẳng Dược tại Trường CĐ Y Dược Pasteur cho biết: “Mề đay là bệnh lý da liễu thường gặp, ngoài sử dụng thuốc kháng histamin H1 và vitamin C thì các bạn có thể áp dụng các biện pháp của dân gian”. Dưới đây là 3 phương pháp phổ biến nhất để người bệnh tham khảo trong điều trị mề đay:

Mướp đắng giải độc và thanh lọc cơ thể trị mề đay

Theo y học cổ truyền, mướp đắng vị đắng, tính mát, có công dụng chỉ khát, tiêu độc, thanh tâm… Y học hiện đại sẽ cho thấy, trong mướp đắng chứa nhiều vitamin, khoáng chất, cùng một số hợp chất chống oxy có công dụng làm mềm da, giảm ngứa. Do vậy, mướp đắng rất thích hợp để điều trị những bệnh ngoài da như: Chàm, viêm da cơ địa, nổi mề đay…

Để sử dụng mướp đắng trị mề đay, người bệnh hãy làm theo phương pháp sau:

  • Sử dụng lá mướp đắng tươi, rửa sạch.
  • Đun sôi 2 lít nước, sau đó cho lá mướp đắng vào, đun thêm 5 đến 7 phút tiếp theo đổ ra thau.
  • Pha thêm ít nước lạnh cho nguội bớt rồi tắm, kết hợp sử dụng phần bã lá chà nhẹ lên vùng da bị mề đay. Làm đều đặn mỗi ngày một lần cho tới khi cơn ngứa giảm dần.

Ngoài tắm lá, người bệnh có thể giã nát quả mướp đắng rồi đắp lên khu vực bị ngứa khoảng 15-20 phút, sau đó rửa lại bằng nước sạch sẽ cho hiệu quả không kém.

Lá hẹ giảm ngứa, tiêu viêm trị mề đay

Đây là bài thuốc nam trị mề đay được nhiều người ứng dụng bởi hiệu quả khá tốt và dễ làm. Lá hẹ tính ấm, kích thích tiêu hóa, chống viêm nhiễm, giải độc cho cơ thể. Vì thế, tình huống bị mề đay do lạnh, đây chính là nguyên liệu tuyệt vời cho người bệnh.

Có 2 phương pháp trị mề đay bằng lá hẹ, bao gồm:

  • Phương pháp 1: Canh hẹ nấu đậu

+ Chuẩn bị rau hẹ tươi, đậu hũ non, thịt heo. Rửa sạch tất cả, để ráo nước.

+ Sơ chế: Hẹ cắt khúc 2-3 cm vừa ăn, đậu hũ non cắt miếng vuông, thịt heo xay nhuyễn hoặc băm nhỏ.

+ Xào sơ thịt cho ngấm gia vị sau đó thêm 1,5 lít nước sau đó đun sôi thì cho lá hẹ và đậu hũ vào đun thêm 5 phút nữa, nêm nếm cho vừa ăn.

Bệnh mề đay dùng thuốc nam có khỏi không?

  • Phương pháp 2: Thoa nước lá hẹ

+ Lá hẹ rửa sạch sau đó giã nát rồi đem vắt lấy nước.

+ Làm sạch vùng da bị mề đay sau đó xoa trực tiếp nước lá hẹ lên da, để yên trong 15 phút rồi rửa lại bằng nước sạch.

Gừng tươi tiêu hàn và tán độc trị mề đay

Theo Y học Cổ truyền, gừng có vị cay, tính ấm, tác động vào 3 kinh phế, tỳ và vị với công năng giải độc, giải cảm, kích thích tiêu hóa. Ngoài ra, gừng còn chứa một số thành phần kháng sinh tự nhiên rất tốt cho những nếu ngứa ngáy, mề đay ngoài da.

Để nâng cao công dụng của gừng trong vấn đề trị mề đay, người bệnh nên kết hợp với giấm và đường phèn. Phương pháp làm như sau:

  • Gừng rửa sạch sau đó giã nhỏ hoặc thái thành từng miếng mỏng.
  • Cho tất cả nguyên liệu vào nồi, thêm 1 bát nước nhỏ, đun sôi rồi để lửa nhỏ tới khi lượng nước còn lại nửa bát là được.
  • Lọc lấy phần nước gừng sau đó dùng khi còn ấm.

Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo!

Nguồn: benhhoc.edu.vn tổng hợp

Chuyên mục
Bệnh Da Liễu

Tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị bệnh viêm da cơ địa

Viêm da cơ địa hay còn gọi là bệnh chàm là bệnh lý biểu hiện ở nhiều thể bệnh khác nhau, tuy nhiên chúng thường gặp trong những năm đầu đời, ít gặp ở người trưởng thành.

Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh viêm da cơ địa

Nguyên nhân của bệnh viêm da cơ địa

Bệnh viêm da cơ địa là căn bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, trên thực tế đây là một loại viêm nhiễm của da còn được gọi là eczema – một thuật ngữ để chỉ một nhóm lớn các bệnh về da. Bệnh gây nên sự ngứa ngáy, xuất hiện những nốt đỏ, sưng tấy và khiến da bị nứt nẻ. Dần dần, những vùng da bị tổn thương sẽ trở nên dày hơn so với những vùng da còn lại. Bệnh viêm da cơ  địa xuất hiện ở cả nam, nữ, bệnh thường khởi phát từ ngay khi chúng ta còn bé và mức độ nặng nhẹ sẽ thay đổi qua từng năm. Việc gãi ngứa khi bị viêm da cơ địa sẽ càng làm xấu đi tình trạng bệnh và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng da. Bên cạnh đó, những người bị viêm da cơ địa cũng có nguy cơ mắc các bệnh khác như sốt hoặc hen xuyễn.

Nguyên nhân của bệnh viêm da cơ địa hiện nay vẫn chưa được xác định một cách chính xác nhưng được tin rằng có liên quan đến di truyền, rối loạn chức năng hệ thống miễn dịch, sự tác động của môi trường và khả năng thẩm thấu của da. Có một yếu tố nữa cũng có thể tác động đến những biểu hiện của viêm da cơ địa nhưng không được coi là nguyên nhân gây bệnh đó là tình trạng tâm lý.

Để có thể chuẩn đoán được bệnh, các y bác sỹ cần dựa vào các biểu hiện, triệu chứng của viêm da cơ địa. Khi xét nghiệm, cần loại trừ các bệnh viêm da tiếp xúc, bệnh vẩy nến và viêm da tiết bã để có thể đưa ra kết luận chính rằng có phải bệnh viêm da cơ địa hay không.

Các triệu chứng và cách điều trị bệnh viêm da cơ địa

Các triệu chứng và cách điều trị bệnh viêm da cơ địa

Bệnh viêm da cơ địa là một căn bệnh da liễu nên các triệu chứng báo hiệu bệnh rất rõ ràng. Theo đó triệu chứng xuất hiện là bề mặt da khô và có vảy trên khắp cơ thể, kèm theo đó là sự ngứa ngáy khó chịu, xuất hiện các nốt đỏ từ đó phát triển thành các tổn thương lớn ở tay, chân, mặt và cổ. Ngoài ra, còn xuất hiện triệu chứng viêm da cơ địa khác kèm theo là có thể xuất hiện những vết lằn trong da phía dưới mí mắt, nám quanh mắt. Do quá trình bị tổn thương da sẽ xuất hiện các sắc tố tạm thời ở cổ dẫn đến tình trạng da cổ thâm đen (dirty neck) và có những vết sần sùi giống như vỏ cây ở cổ tay, khớp ngón tay, cổ chân, bàn chân.

Việc điều trị bệnh viêm da cơ địa cần kết hợp chặt chẽ giữa chế độ sinh hoạt và sử dụng thuốc: nên sử dụng kem dưỡng ẩm sau khi tắm. Nếu các vùng viêm da cơ địa bùng phát, bạn nên sử dụng các loại kem, thuốc có chứa chất kháng histamin và các loại thuốc chống viêm khác để kiểm soát tình trạng bệnh. Những thuốc chống viêm GC hay các loại kem bôi có chứa các chất ức chế miễn dịch cũng được sử dụng trong trường hợp các phương pháp chữa viêm da cơ địa khác không đem lại hiệu quả mong muốn. Các loại thuốc kháng sinh (uống hoặc bôi) thường được sử dụng trong những trường hợp viêm da cơ địa gây nhiễm trùng hoặc có dấu hiệu của vi khuẩn phát triển. Liệu pháp điều trị bằng tia cực tím (UVB phototherapy) cũng được sử dụng để điều trị bệnh viêm da cơ địa. Tuy nhiên, theo các bác sĩ chữa bệnh học chuyên khoa, phương pháp này chỉ phổ biến ở nước ngoài.

Phương pháp điều trị viêm da cơ địa cần kết hợp nhiều yếu tố

Ngoài ra, nên tránh những yếu tố gây ảnh hưởng xấu tới bệnh tình của bạn như: quần áo len, xà phòng, nước hoa, clo, bụi và khói thuốc lá. Bệnh nhân cũng nên thay đổi chế độ ăn uống nếu có dấu hiệu dị ứng thực phẩm.

Nguồn: benhhoc.edu.vn

Chuyên mục
Bệnh Da Liễu

Tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị của mụn đầu trắng

Khác với mụn trứng cá hay mụn đầu đen, mụn đầu trắng là một bệnh lý khá phổ biến và mất thẩm mỹ cao. Vậy mụn đầu trắng là gì, nguyên nhân và cách điều trị?

Mụn đầu trắng là một trong những bệnh da liễu thường gặp đặc biệt là ở tuổi dậy thì ảnh hưởng về mặt thẩm mỹ và tâm lý của bệnh nhân. Để hiểu rõ hơn về mụn đầu trắng, nguyên nhân và cách phòng tránh chúng ta hãy cùng nghe tư vấn của giảng viên Trường Cao đẳng Y dược Pasteur.

Mụn đầu trắng là một trong những vấn đề về da liễu

Hỏi: Thưa giảng viên, mụn đầu trắng là gì?

Trả lời: Mụn đầu trắng là một dạng mụn trứng cá nhẹ xuất hiện dưới dạng các nốt nhỏ, tròn, màu trắng trên bề mặt da. Đây là loại mụn trứng cá xảy ra khi một lỗ chân lông bị tắc nghẽn với bã nhờn, tế bào da chết, và các mảnh bụi. mụn đầu trắng thường xuất hiện trên mặt, vai, cổ, ngực và lưng.

Hỏi: Những nguyên nhân nào gây ra mụn đầu trắng thưa giảng viên?

Trả lời:Một loạt các yếu tố ảnh hưởng đến sự xuất hiện của mụn đầu trắng, bao gồm thói quen làm sạch, thói quen lối sống và di truyền học. Một nguyên nhân gây ra mụn đầu trắng là thay đổi nội tiết tố và biến động ở mức độ hormone có thể gây mụn trứng cá. Một số sự kiện và giai đoạn nhất định có thể làm tăng sản xuất bã nhờn được sản xuất trong lỗ chân lông; da càng tạo ra nhiều dầu, càng có nhiều khả năng làm tắc nghẽn và tạo ra mụn đầu trắng.

Các yếu tố nguy cơ của mụn đầu trắng như: tuổi dậy thì, di truyền, thay đổi nội tiết của cuộc sống, thói quen cuộc sống. Mụn đầu trắng thực sự là bằng chứng cho thấy cơ thể của bạn đang cố gắng để đẩy ra một nhiễm trùng. Các vết sưng nhỏ của lỗ chân lông bị nhiễm bệnh cho thấy những nỗ lực của làn da của bạn để đẩy ra bất kỳ vi khuẩn hiện diện. Mặc dù mụn đầu trắng có vẻ như nổi lên chỉ qua 1 đêm, nhưng sự hình thành của những mụn khép kín này thực sự có thể mất đến hai tháng.

Mụn đầu trắng tuy không ảnh hưởng tới sức khỏe nhưng lại làm mất thẩm mỹ

Hỏi: Có mấy loại mụn thưa giảng viên?

Trả lời:Có hai loại mụn chính: viêm và không gây viêm.

Mụn không viêm đề cập đến việc phân loại nhẹ hơn của mụn trứng cá Vulgaris. Những loại thuộc thể loại này bao gồm mụn đầu đen và mụn đầu trắng. Mụn đầu trắng được phân loại là mụn không gây viêm, có nghĩa là không có hiện tượng sưng tấy hay đỏ ở những loại mụn này. Mụn đầu đen cũng là mụn không viêm. Những dạng mụn này tuy không quá nghiêm trọng nhưng lại ảnh hưởng tới sức khỏe làm đẹp, khiến chị em trở lên mất tự tin.

Hỏi: Giảng viên có thể cho độc giả biết phương pháp điều trị mụn đầu trắng hiện nay?

Trả lời: Mụn đầu trắng thường được coi là dạng nhẹ của mụn trứng cá, vì mụn đầu trắng tương đối dễ điều trị. Có rất nhiều các loại sữa rửa mặt kê theo toa và không theo toa kết hợp cùng với thuốc bôi có thể điều trị tình trạng này. Sản phẩm có chứa benzoyl peroxide giúp giảm lượng dầu tiết ra bên trong các lỗ chân lông của bạn. Hợp chất có chứa acid salicylic trực tiếp phá vỡ sự tồn tại của các mụn đầu trắng.

Có thể mất đến 8 tuần để một phương pháp điều trị mụn đầu trắng đặc biệt hiệu quả. Nếu bạn không thấy có tiến triển sau thời gian này, hãy liên hệ với bác sĩ của bạn để lựa chọn phương pháp điều trị khác.

Hỏi: Giảng viên có thể cho độc giả lời khuyên để ngăn ngừa mụn đầu trắng?

Trả lời: Mụn đầu trắng là căn bệnh thường gặp ở tuổi dậy thì, mặc dù thuốc uống và thuốc bôi đã có thể giúp điều trị mụn đầu trắng, nhưng thay đổi lối sống cũng giúp góp phần ngăn ngừa mụn hiệu quả. Nếu bạn trang điểm, hãy tìm kiếm những nhãn hiệu trên đó có ghi không gây bít lỗ chân lông chữ tiếng Anh là “noncomedogenic”. Bởi lẽ những sản phẩm này sẽ không làm tắc nghẽn lỗ chân lông của bạn. Bạn cũng nên sử dụng loại kem dưỡng da có khả năng giảm tiết dầu để ngăn chặn dầu trên da của bạn tiết ra nhiều hơn.

Nguồn: benhhoc.edu.vn

Chuyên mục
Bệnh Da Liễu

Cùng chuyên gia Điều dưỡng tìm hiểu những yếu tố gây nên bệnh Eczema

Eczema là bệnh thường gặp và phổ biết nhất khi thời tiết chuyển mùa. Bệnh tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại ảnh hưởng lớn đến cuộc sống và thẩm mỹ của bệnh nhân.

Cùng chuyên gia Điều dưỡng tìm hiểu những yếu tố gây nên bệnh Eczema

Eczema là bệnh gì?

Eczema là bệnh thường gặp và phổ biết nhất khi thời tiết chuyển mùa. Bệnh tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại ảnh hưởng lớn đến cuộc sống và thẩm mỹ của bệnh nhân. Đây là bệnh ngứa da điển hình nhất với các triệu chứng như nổi mẩn đỏ, có mụn nước và ngứa.

 Yếu tố gây nên bệnh eczema là gì?

Hai yếu tố cơ bản làm phát sinh eczema là cơ địa dị ứng và tác nhân kích thích ở trong hay ngoài vào cơ địa ấy.

  • Do cơ địa dị ứng:Có tính chất gia đình, di truyền, tiền sử trong gia đình đã có người bị chàm, dị ứng, hen suyễn. Các tác nhân kích thích bên trong kèm theo có thể bị viêm mũi xoang, xơ gan, viêm đại tràng, viêm tai xương chũm, bệnh về thận…
  • Do các yếu tố dị nguyên:Việc dùng các thuốc như lưu huỳnh, thủy ngân, thuốc tê, sunfamid, chlorocid, penicillin, streptomycin… là lý do thúc đẩy bệnh eczema tiến triển. Mặt khác bệnh eczema cũng phát sinh khi tiếp xúc với các hóa chất như xi măng, thuốc nhuộm, nguyên liệu làm cao su, sơn xe, dầu mỡ, than đá, phân hóa học, thuốc trừ sâu, axit,… Các sản phẩm vi sinh có cơ chế dị ứng như vi khuẩn, nấm, siêu vi. Các yếu tố môi trường sống như khói, bụi, lạnh, nóng, ẩm, mặc trang phục được làm từ những chất liệu như len, vải được dệt không được mịn màng… Yếu tố tâm thần kinh cũng ảnh hưởng lên bệnh này, vì thế với một số người eczema cũng có thể nặng lên sau những chấn thương tâm lý, stress hay lo âu căng thẳng.

Bệnh phát triển qua 4 giai đoạn gồm đỏ da, mụn nước, lên da non, liken hóa (hăm cổ trâu). Bệnh có thể trở thành mạn tính, da dày lên, ngứa nhiều. Nhiều trường hợp bội nhiễm gây viêm da mủ, hoặc nhiễm khuẩn nặng.

Có thể chia làm hai loại eczema là eczema khô và eczema ướt (khi thương tổn là những mụn nước, hoặc đang rỉ dịch, rất ngứa và dễ bội nhiễm). Những người có biểu hiện eczema khô thường nứt nẻ, xuất hiện ở bàn tay, bàn chân, nặng lên khi trời lạnh, hoặc khi tiếp xúc hóa chất, xà phòng, chất tẩy rửa…

Tuyển sinh Văn bằng 2 Cao đẳng Điều dưỡng năm 2019

Hiện nay bệnh eczema được điều trị như thế nào ạ?

Theo các chuyên gia Trung cấp Y Hà Nội chia sẻ: Bệnh eczema không thể điều trị dứt hẳn được, đây còn là một vấn đề khá khó khăn. Việc điều trị nhằm kiểm soát các cơn ngứa, giảm các biểu hiện viêm da, ngăn ngừa, hay trị liệu tình trạng bội nhiễm nếu có, làm giảm thiểu sự xuất hiện của những thương tổn mới trên da. Phải tùy theo tuổi và tổn thương của bệnh mà có cách điều trị thích hợp. Giải pháp điều trị tốt nhất cho bệnh eczema là tích cực tìm ra nguyên nhân gây bệnh để tránh hoặc hạn chế tiếp xúc kết hợp với dùng thuốc uống với thuốc bôi ngoài da theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Các thuốc uống gồm:

  • Thuốc chống ngứa nên dùng một trong các thuốc chống dị ứng như sirô phenergan, sirô théralèn, chlorpheniramin…
  • Thuốc chống bội nhiễm (kháng sinh): Tùy theo tình trạng bội nhiễm, bác sĩ sẽ chọn lựa kháng sinh phù hợp. Trong trường hợp eczema có viêm da mủ, cần điều trị chống bội nhiễm bằng cách cho uống thuốc kháng sinh (amoxicilin, cephalosporin…).

Các thuốc bôi ngoài da gồm:

  • Hồ nước dùng trong giai đoạn đầu, da mới đỏ, chảy nước ít, có tác dụng làm dịu da, giúp đỡ ngứa.
  • Dung dịch, thường dùng jarish, natri clorid 0,9%, thuốc tím 0,001%, vioform 1%. Dùng trong giai đoạn bệnh eczema bán cấp. Dùng gạc nhúng vào dung dịch, đắp nhiều lần lên nơi tổn thương. Không dùng các dung dịch có axit boric cho trẻ em.
  • Thuốc mỡ chủ yếu dùng trong eczema mạn tính. Việc dùng thuốc mỡ trong giai đoạn cấp tính sẽ gây phản ứng mạnh. Các kháng sinh dạng thuốc mỡ như cream synalar-neomycin, cream celestoderm-neomycin dùng bôi khi có nhiễm khuẩn. Các thuốc mỡ chứa corticosteroid có thể sử dụng để bôi trên tổn thương eczema khô, không nên dùng trong các trường hợp eczema nhiễm khuẩn. Không nên bôi quá rộng vì có thể gây biến chứng do tác dụng phụ của thuốc.

Lưu ý: Để điều trị bệnh eczema hiệu quả, người bệnh cần đồng thời áp dụng các biện pháp phòng bệnh như uống nhiều nước mỗi ngày, có thể thay nước lọc bằng các loại trà thanh nhiệt (actiso, hoa hòe, hoa cúc,…), nước ép trái cây tươi chứa nhiều vitamin để giải độc cơ thể, bài trừ độc tố, nâng cao sức đề kháng, ăn thức ăn lỏng nhẹ. Tránh dùng rượu, bia, thuốc lá, cà phê, hải sản, đồ hộp, thức ăn sống, lên men, các thức ăn có nhiều gia vị cay nóng. Giữ vệ sinh da sạch sẽ, đặc biệt là vùng da bị eczema. Tránh cọ xát, gãi, xát xà phòng vì sẽ làm bội nhiễm tạo nên những tổn thương khó lành. Có thể dùng chè tươi, lá bàng tươi nấu lấy nước tắm. Bệnh nhân eczema nên tránh tiếp xúc với các nguyên nhân gây dị ứng làm bệnh nặng thêm.

Nguồn: Bệnh học

Chuyên mục
Bệnh Da Liễu

Có thể nhận biết biết sớm bệnh vẩy nến da đầu không?

Nhiều người thâc mắc bệnh vảy nến da đầu là gì bởi chứng bệnh da liễu này có thể gặp phải ở mọi lứa tuổi, giới tính. Hầu hết các trường hợp người bệnh thường nhầm lẫn bệnh với hiện tượng gàu.

Có thể nhận biết biết sớm bệnh vẩy nến da đầu không?

Vảy nến da đầu là bệnh gì?

Bệnh vảy nến da đầu là bệnh da liễu khi tình trạng người bệnh xuất hiện các mảng da màu trắng, sần sùi xếp tầng lên nhau bao phủ khắp bề mặt da đầu, thường gặp nhất là ở đỉnh đầu hoặc sau gáy. Vùng da mang bệnh thường khô, cứng, các mảng màu trắng bong tróc vương vãi giống như gàu đi kèm là cảm giác ngứa ngáy khó chịu, càng gãi càng ngứa.

Trên thực tế, vảy nến ở da đầu là căn bệnh lành tính, không gây nguy hiểm quá lớn đến sức khỏe người bệnh nhưng các triệu chứng của bệnh lại gây ra rất nhiều phiền toái đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, không chỉ bởi cảm giác ngứa ngáy thường trực mà còn bởi yếu tố thẩm mỹ đe dọa trầm trọng tâm lý khiến người bệnh tự ti, mặc cảm, không dám tiếp xúc với mọi người xung quanh.

Nguyên nhân gây bệnh vảy nến da đầu là do đâu?

Cho đến nay, vẫn chưa có một công bố chính thức nào về nguyên nhân bị vảy nến da đầu do đâu? Nhưng hầu hết các chuyên gia đều cho rằng, nguyên nhân bệnh khởi phát có liên hệ mật thiết với các yếu tố như:

– Do di truyền: Bạn có thể bị vảy nến da đầu do di truyền từ bố, mẹ hoặc những người thân trong gia đình đã từng mắc bệnh.

– Do tiếp xúc với môi trường ô nhiễm: Việc thường xuyên sinh sống hay làm việc trong môi trường nhiều khói bụi, ô nhiễm, hóa chất sẽ vô tình tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây hại tấn công và gây ra nhiều bệnh da liễu mà bệnh da đầu này là một trong số đó.

– Do yếu tố tâm lý: Thường xuyên căng thẳng, stress, làm việc quá sức cũng là nguyên nhân khiến bệnh vảy nến ở da đầu bùng phát hoặc khiến tình trạng bệnh thêm trầm trọng hơn.

Ngoài ra, việc tiếp xúc quá lâu với ánh sáng mặt trời ở cường độ cao, tác dụng phụ của một số loại thuốc hay việc vệ sinh da đầu không đúng cách cũng có thể là nguyên nhân gây ra bệnh vảy nến da đầu.

Làm thế nào nhận biết sớm bệnh vảy nến da đầu?

Thông thường, khi da đầu bị vảy nến bệnh nhân sẽ thấy xuất hiện các đám dát mảng, nếu lật tóc hoặc nhìn bên ngoài các mảng sẩn đỏ có kích thước đa dạng có thể là 0,5cm đến một vài cm, giới hạn rất rõ ràng, hơi gồ cao, trên nền da đầu cứng cộm, ở dọc mép tóc, trên trán hoặc sau tai. Bên trên là lớp trắng khi cạo ra giống như gàu, màu trắng đục bóng giống màu nến trắng, vảy trắng này xếp thành nhiều lớp, dễ bong, có thể rơi từng mảng trên vai áo hoặc xuống mặt giống như gàu.

Vảy tái tạo rất nhanh chóng, lớp này chưa kịp bong hết lớp các lại đùn lên, số lượng lớn, khiến các vảy này chồng khít lên nhau. Bệnh gây ngứa ngáy ở mỗi bệnh nhân với mức độ khác nhau, nếu trong giai đoạn bệnh vảy nến da đầu đang tiến triển thì ngứa ” điên đảo”. Bệnh ảnh hưởng đến thẩm mỹ tâm lý bệnh nhân và có thể liên quan đến các bệnh lý quan trọng khác như: bệnh lý tim mạch, hội chứng chuyển hóa,…

Các mảng đỏ này khi chạm vào chảy nước xương có màu trắng trắng hồng hồng chứ không phải máu.

Thương tổn vảy nến da đầu thường có khuynh hướng lan rộng ra phía trước trán tạo thành hình giống móng ngựa. Nếu bị nặng, tổn thương lan khắp da đầu, các vảy da sẽ bao phủ toàn bộ da đầu. Tuy nhiên tóc vẫn mọc bình thường xuyên qua lớp vảy da.

Như đã nói trên các tổn thương vảy nến giống với vùng da nhẵn nhưng bởi vì da đầu là vũng da mỡ, có tóc, lại hở nên nhạy cảm và dễ bị kích thích. Do đó, thương tổn trên da đầu dai dẳng hơn và khó chữa hơn.

Tuyển sinh Cao đẳng Điều dưỡng chính quy năm 2019

Điều trị bệnh vảy nến da đầu như thế nào?

Theo các chuyên gia giảng dạy Cao đẳng Điều dưỡng Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: Để việc chữa bệnh vảy nến da đầu được hiệu quả, trước hết người bệnh cần loại bỏ nguyên nhân gây bệnh và nhanh chóng đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị.

Hiện nay, có rất nhiều phương pháp điều trị bệnh da đầu này. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, mức độ bệnh và thể trạng người bệnh mà bác sĩ xây dựng phác đồ điều trị riêng phù hợp với từng người, người bệnh tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc chữa vảy nến khi chưa có sự thăm khám, chỉ định và theo dõi của bác sĩ bởi các hệ lụy, biến chứng có thể xảy ra do việc điều trị sai cách là không lường trước được.

Lời khuyên dành cho người bị vảy nến da đầu?

Theo chuyên gia Liên thông Cao đẳng Dược cho biết để hỗ trợ điều trị và nhanh chóng thoát khỏi tình trang bệnh, người bệnh cũng đừng quên:

– Tuân thủ tuyệt đối theo chỉ định, lời khuyên của các chuyên gia về cách sử dụng, liều lượng thuốc.

– Vệ sinh cá nhân hàng ngày vùng da đầu và các bộ phận thường xuyên tiếp xúc với da đầu như tay.

– Gội đầu nhẹ nhàng bằng các loại dầu gội dịu nhẹ có nguồn gốc từ thiên nhiên.

– Hạn chế gãi ngứa, bởi càng gãi mức độ ngứa càng gia tăng dễ khiến da đầu bị tróc vảy, nhiễm khuẩn.

– Giữ cho mình trạng thái tâm lý ổn định, tránh căng thẳng, stress.

– Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, khoa học, bổ sung các loại thực phẩm giàu chất xơ, các Vitamin và khoáng chất vào thực đơn ăn uống mỗi ngày. Đồng thời, hạn chế việc sử dụng bia rượu, các chất kích thích và không sử dụng các đồ ăn cay, nóng.

Nguồn: Bệnh học

Chuyên mục
Bệnh Da Liễu

Cùng chuyên gia Điều dưỡng Hà Nội tìm hiểu bệnh vẩy nến

Vảy nến là một trong những căn bệnh da liễu tuy không đe dọa trực tiếp đến tính mạng người bệnh, nhưng lại gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ cũng như cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của người bệnh. 

Cùng chuyên gia Điều dưỡng Hà Nội tìm hiểu bệnh vẩy nến

Vảy nến là bệnh gì?

Bệnh vảy nến là một trong những căn bệnh da liễu có thể xuất hiện ở mọi người, không kể lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp. Người bị vảy nến sẽ xuất hiện các vùng da chết có màu đỏ tía hoặc màu trắng bạc, xếp tầng thành nhiều lớp và dễ tróc vảy. Dùng tay cạo nhẹ vào vùng da này, thì vảy sẽ bong tróc thành các phiến mỏng giống như khi bạn cạo lớp vỏ của cây nến. Vì lẽ đó, người ta thường gọi căn bệnh này là bệnh vảy nến. Bệnh thường xuất hiện ở khuỷu tay, da đầu, các nếp gấp của da,..

Bệnh vảy nến nếu không được chữa trị từ sớm, bệnh sẽ chuyển nặng và lan rộng về phạm vi, thậm chí lan ra toàn thân, khiến người bệnh ngứa ngáy khó chịu vô cùng. Ngoài ra, vảy nến còn làm người bệnh luôn rơi vào trạng thái tự ti, mặc cảm không dám tiếp xúc với mọi người xung quanh.

Nguyên nhân gây bệnh vảy nến là do đâu?

Cho đến nay chưa có bất kỳ thông tin chính thức nào về nguyên nhân gây ra bệnh vảy nến, tuy nhiên nghiên cứu của các chuyên gia cho thấy, bệnh vảy nến có mối liên hệ mật thiết với các yếu tố dưới đây:

  • Rối loạn hệ miễn dịch:

Ở trạng thái bình thường, các tế bào miễn dịch sẽ đóng vai trò tấn công các yếu tố lạ khi chúng xâm nhập vào cơ thể. Tuy nhiên, khi bị rối loạn các tế bào miễn dịch lại tác động vào chính các biểu bì da khiến chúng nhanh chóng chết đi và gây ra bệnh vảy nến.

  • Tác dụng phụ của thuốc:

Một số loại thuốc chứa corticoid, thuốc chẹn beta,… nếu người bệnh sử dụng lâu dài có nguy cơ cao sẽ gây tác dụng phụ và gây ra bệnh vảy nến. Mức độ bệnh vảy nến sẽ tùy thuộc vào liều lượng, tính chất của thuốc và cơ địa của người bệnh.

  • Da bị nhiễm khuẩn:

Thói quen không vệ sinh da sạch sẽ thường xuyên hoặc việc vệ sinh da không đúng cách, sử dụng các loại chất tẩy rửa mạnh cũng có thể tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn tấn công và là một trong những nguyên nhân gây bệnh vảy nến.

  • Yếu tố tâm lý:

Căng thẳng, stress kéo dài cũng là nguyên nhân gây ra hoặc khiến mức độ bệnh vảy nến thêm trầm trọng.

  • Ô nhiễm môi trường:

Làm việc, sinh sống trong môi trường nhiều khói bụi, hóa chất hay làm việc dưới cường độ cao của ánh nắng mặt trời cũng khiến da bị hủy hoại.

  • Yếu tố di truyền:

Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng ở các gia đình có cha hoặc mẹ mắc bệnh vảy nến thì con sinh ra có đến 30% nguy cơ nhiễm bệnh, trường hợp cả cha và mẹ mắc vảy nến thì thế hệ sau có nguy cơ mắc bệnh lên tới 75%.

Ngoài ra, chế độ ăn uống, nghỉ ngơi không hợp lý, làm việc quá sức hay việc sử dụng các chất kích thích cũng là các yếu tố thuận lợi khiến bệnh vảy nến tăng nặng, ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe bệnh nhân. Một số trường hợp bệnh chuyển nặng hơn khi bệnh nhân tiếp xúc với ánh sáng.

Tuyển sinh Liên thông Cao đẳng Dược chính quy năm 2019

Triệu chứng thường gặp của bệnh vảy nến là gì?

Theo các chuyên gia giảng dạy Cao đẳng Điều dưỡng Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: Tùy vào mức độ mà bệnh vảy nến ở các giai đoạn có những dấu hiệu khác nhau:

Giai đoạn cấp tính:

Khi mới bị vảy nến, người bệnh sẽ có các biểu hiện như:

– Vùng da thương tổn có thể ở bất kì vùng da nào: da đầu, mặt, bàn tay, bàn chân,…

– Da người bệnh sưng, đỏ nóng rát tại vị trĩ mang bệnh kèm theo cảm giác ngứa ngáy khó chịu.

– Vùng da tổn thương tróc vảy thành các lớp màu trắng bạc, có thể dễ dàng phân biệt với các vùng da thường.

Bệnh vảy nến mãn tính:

Bệnh vảy nến nếu không được điều trị sớm sẽ chuyển sang giai đoạn mãn tính với các triệu chứng:

– Phạm vi bệnh lan rộng, các tế bào chết tạo xếp chồng lên nhau tạo thành các lớp vảy trắng, khi cạo đi thì thấy lớp da bên trong có màu hồng nhạt, sần sùi và có thể chảy máu.

– Vị trí thương tổn sâu, có thể mưng mủ, sưng tấy đau nhức và dễ bị nhiễm trùng khiến người bệnh vô cùng đau đớn, khó chịu.

Điều trị bệnh vảy nến như thế nào?

Tùy thuộc vào mức độ bệnh, thể trạng của người bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp điều trị vảy nến khác nhau:

– Điều trị vảy nến bằng thuốc uống và thuốc bôi ngoài da:

Có tác dụng kháng viêm, giảm thiểu các triệu chứng ngứa, đau do bệnh gây ra đồng thời tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Điều trị vảy nến bằng các loại thuốc được áp

dụng với trường hợp người bệnh ở thể nhẹ, được phát hiện sớm.

– Điều trị bằng quang hóa trị liệu (PUVA).

Sử dụng các tia UVA chiếu trực tiếp vào vùng da chịu thương tổn sau khi cho bệnh nhân uống loại thuốc có tác dụng cảm ứng ánh sáng, nhằm tiêu diệt các mầm bệnh, làm sạch các vảy một cách nhanh chóng. Đây được đánh giá là phương pháp điều trị vảy nến hiệu quả nhất hiện nay.

Nguồn: Bệnh học

Chuyên mục
Bệnh Da Liễu

Những nguyên nhân nào dẫn đến bệnh zona thần kinh?

Zola thần kinh là một trong những bệnh về da liễu thường gặp ở mọi lứa tuổi, triệu chứng của bệnh vùng da đỏ nhẹ bị tấn công bởi virus kèm theo những cảm giác đau rát khó chịu cho người bệnh.

Những nguyên nhân nào dẫn đến bệnh zona thần kinh?

Tìm hiểu bệnh zona thần kinh là gì?

Bệnh zona là bệnh da liễu trong dân gian thường được gọi là bệnh giời leo, bệnh hình thành do sự tấn công của loại virus Varicella Zoster – cũng đồng thời là virus gây bệnh thủy đậu.

Bệnh khởi phát đột ngột, diễn biến cấp tính. Tuy không đe dọa trực tiếp đến tính mạng nhưng nếu không được điều trị kịp thời, đúng cách người bệnh có nguy cơ phải đối mặt với những biến chứng nguy hiểm về sức khỏe, thậm chí loại virus gây bệnh này có thể phá hủy tế bào thần kinh tủy sống và làm rối loạn chức năng dẫn truyền tín hiệu ngoài da.

Nguyên nhân gây bệnh zona thần kinh là do đâu?

Các chuyên gia da liễu cho biết, bất kỳ ai từng bị thủy đậu đều có nguy cơ cao bị zona thần kinh. Nguyên nhân là bởi, sau khi bệnh thủy đậu được chữa khỏi virus zoster – mầm mống gây bệnh thủy đậu sẽ không bị tiêu diệt hoàn toàn mà sẽ tiếp tục tồn tại trong các tế bào thần kinh và bước vào cơ chế “ngủ đông”. Sau vài năm, thậm chí là vài chục năm khi có điều kiện thuận lợi, loại virus này sẽ bùng phát trở lại và gây bệnh zona.

Cho đến nay, vẫn chưa có một công bố chính thức nào về việc vì sao loại virus này hoạt động trở lại. Tuy nhiên, các nhà khoa học cho biết, khi hệ thống miễn dịch của con người bị suy yếu, chính là điều kiện thuận lợi để virus gây bệnh bùng phát. Vì thế, nguyên nhân hàng đầu gây bệnh zona thần kinh là do người bệnh có tiền sử mắc bệnh thủy đậu.

Theo các chuyên gia Trung cấp Y Hà Nội cho biết: Ngoài ra, những nguyên nhân bệnh zona thần kinh có thể kể đến như:

– Hệ miễn dịch chưa hoàn thiện: Đây là một trong những lý giải vì sao bệnh zona thần kinh thường gặp ở trẻ nhỏ. Bởi, trẻ em là đối tượng có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện nên dễ bị bệnh zona.

– Suy giảm hệ miễn dịch: Người già, người sử dụng nhiều thuốc kháng sinh, bệnh tật, suy nhược cơ thể,… là những nguyên nhân chính khiến hệ miễn dịch của cơ thể bị suy yếu từ đó tạo điều kiện cho virus Zoster tấn công và gây bệnh.

– Căng thẳng, stress: Nghiên cứu của các chuyên gia cũng đã chỉ ra, những người suy nghĩ nhiều, thường xuyên căng thẳng, stress có nguy cơ cao phải đối mặt với bệnh zona do sức đề kháng của cơ thể tại thời điểm đó bị suy yếu.

– Tổn thương da: Người bệnh dị ứng với một số loại sữa tắm, kem dưỡng thể, các chất tẩy rửa, bột giặt,… dễ khiến da bị tổn thương và tạo kẽ hở cho các loại virus tấn công và gây bệnh. Ngoài ra, việc tiếp xúc trực tiếp với vùng da tổn thương của người bệnh, sử dụng chung các vật dụng cá nhân như: khăn mặt, khăn tắm, áo quần,… cũng làm tăng nguy cơ bạn bị lây nhiễm bệnh.

Triệu chứng thường gặp của bệnh zona thần kinh là gì?

Theo Giảng viên Văn bằng bằng 2 Cao đẳng Dược cho biết những triệu chứng bệnh zona thường gặp đó là:

– Vùng da bị virus tấn công có màu đỏ nhẹ, đi kèm là cảm giác đau rát.

– Sau đó bệnh dần chuyển nặng, tại vị trí tổn thương ban đầu xuất hiện thêm các mụn nước, bên trong có chứa dịch, mọc thành từng cụm.

– Các mụn nước phát triển to dần và vỡ ra, chảy hết nước bên trong khiến người bệnh đau rát vô cùng, các nốt mụn khô dần và hóa sẹo.

– Bên cạnh các triệu chứng đau đớn, bỏng rát người bệnh còn có thể xuất hiện thêm các triệu chứng: sốt cao, mệt mỏi, nhức đầu,… Thông thường, toàn bộ quá trình khởi phát cho đến khi bệnh khỏi diễn ra trong khoảng 2 – 3 tuần. Tuy nhiên ở những người có hệ miễn dịch suy yếu các triệu chứng của bệnh sẽ kéo dài và ngày càng trầm trọng nếu không được khám chữa.

Ngoài ra, trong thời gian mụn nước vỡ người bệnh nếu không vệ sinh da sạch sẽ dễ dẫn đến tình trạng bội nhiễm khiến vùng da tổn thương do virus zona mưng mủ và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, một trong số đó là nhiễm trùng máu.

Xét tuyển Cao đẳng Điều dưỡng chỉ cần tốt nghiệp cấp 3

Điều trị bệnh zona thần kinh như thế nào?

Phương pháp điều trị bệnh zona hiệu quả, triệt để đó chính là biện pháp miễn dịch gen nhằm tiêu diệt hoàn toàn các kháng thể dị ứng tồn tại trong cơ thể một cách an toàn, hiệu quả triệt để.

Chữa bệnh zona thần kinh theo biện pháp miễn dịch gen sẽ trải qua các bước sau:

  • Bước 1: Thăm khám lâm sàng, xét nghiệm khoa học, chẩn đoán chính xác nhằm xác định chính xác các loại vi khuẩn, virus, nấm.
  • Bước 2: Tiêu diệt tận gốc các mầm mống gây bệnh, chữa trị bệnh triệt để, tận gốc, không gây đau đớn.
  • Bước 3: Sử dụng hệ thống giám sát thông minh giúp quá trình điều trị chính xác, không gây thương tổn đến các vùng da xung quanh, thời gian điều trị và hồi phục nhanh. Đây được đánh giá là phương pháp có độ hiệu quả gấp 100 lần so với các biện pháp điều trị truyền thống, các phương pháp laser, song viba,…

Bên cạnh việc áp dụng các cách chữa bệnh zona, người bệnh cũng đừng quên:

– Giữ trạng thái tinh thần ổn định, cân bằng, tránh căng thẳng, stress, đặc biệt là ở bà bầu bị zona thần kinh.

– Xây dựng chế độ sinh hoạt hợp lý, khoa học, ngủ đủ giấc, tránh thức khuya.

– Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao nhằm tăng cường hệ miễn dịch.

– Có chế độ ăn uống giàu dưỡng chất, uống nhiều nước, tránh xa các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ, các loại gia vị cay, nóng. Không sử dụng hoặc hạn chế sử dụng các loại chất kích thích như: rượu, bia, cà phê,…

Nguồn: Bệnh học

Chuyên mục
Bệnh Da Liễu

Hà Nội chỉ ra những triệu chứng của bệnh Viêm da tiếp xúc

Viêm da tiếp xúc là một trong những bệnh da liễu hậu quả trực tiếp trên cơ thể bạn gây ngứa ngáy khó chịu, vậy cách nhận biết triệu chứng bệnh viêm da tiếp xúc là như nào?

Hà Nội chỉ ra những triệu chứng của bệnh Viêm da tiếp xúc

Bệnh viêm da tiếp xúc là như thế nào?

Viêm da tiếp xúc là một trong những bệnh da liễu có tình trạng viêm của da là kết quả từ tiếp xúc trực tiếp với các chất nhất định, chẳng hạn như xà phòng, mỹ phẩm, đồ trang sức hay cỏ dại, trong đó có chất độc ivy hoặc gỗ sồi độc. Kết quả là da màu đỏ, ngứa phát ban nhưng không truyền nhiễm hoặc đe doạ tính mạng, nhưng nó có thể rất khó chịu.

Thành công điều trị viêm da tiếp xúc chủ yếu là xác định những gì gây ra viêm. Sau đó, nếu có thể tránh các tác nhân vi phạm, phát ban thường giải quyết trong 2 – 4 tuần. Các biện pháp tự chăm sóc, như nén ẩm và kem chống ngứa có thể giúp làm dịu da và giảm viêm.

Viêm da tiếp xúc có 2 loại như sau: Viêm da kích ứng liên lạc, viêm da dị ứng tiếp xúc.

Nguyên nhân gây bệnh viêm da tiếp xúc

Nguyên nhân của viêm da tiếp xúc có liên hệ trực tiếp với một trong những chất gây kích ứng hoặc chất gây dị ứng. Chúng bao gồm:

  • Chất tẩy rửa mạnh hoặc xà phòng.
  • Sản phẩm tẩy rửa da.
  • Mỹ phẩm hoặc trang điểm.
  • Bay mùi.
  • Quần áo hoặc giày dép.
  • Sản phẩm tẩy rửa gia dụng.
  • Formaldehyde và các hóa chất khác.
  • Cao su.
  • Kim loại, như niken.
  • Trang sức.
  • Nước hoa.
  • Cỏ dại và cây trồng, chẳng hạn như chất độc hoặc sồi độc ivy.
  • Thuốc rửa, thuốc kháng sinh hay thuốc khử trùng.

Một số chất gây dị ứng có cả hai chất gây kích ứng. Ví dụ bao gồm các thành phần trong xà phòng, chất tẩy rửa và một số mỹ phẩm.

Một số chất gây viêm da khi da tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Ví dụ điển hình bao gồm cạo lotion, kem chống nắng, thuốc mỡ có chứa thuốc sulfa, một số loại nước hoa và các sản phẩm nhựa than đá. Nguyên nhân khác gây viêm da tiếp xúc có thể qua không khí như phấn hoa và phun thuốc trừ sâu, phấn hương.

Viêm da tiếp xúc nghề nghiệp xảy ra khi một người tiếp xúc với chất gây dị ứng hoặc chất kích thích trong công việc. Thường xuyên tiếp xúc với nước, ma sát, hóa chất, nhiên liệu, thuốc nhuộm, tẩy rửa, dung môi công nghiệp, bụi (ví dụ xi măng, bụi, mùn cưa hoặc bụi giấy) có thể dẫn đến viêm da tiếp xúc.

Các triệu chứng bệnh viêm da tiếp xúc

Giảng viên Cao đẳng Y Dược chia sẻ: Các dấu hiệu và triệu chứng của viêm da tiếp xúc bao gồm:

  • Nổi ban đỏ hoặc da gà.
  • Ngứa, có thể nặng.
  • Các điểm thoái lui khô màu đỏ.
  • Mụn nước và chất lỏng thoát từ da liên quan đến trường hợp nặng.
  • Phát ban da giới hạn ở những khu vực tiếp xúc.
  • Đau.

Trong viêm da tiếp xúc, chỉ có những vùng da tiếp xúc với các chất vi phạm phản ứng. Diện tích tiếp xúc lớn nhất với các phản ứng nghiêm trọng nhất.

Viêm da tiếp xúc gây mẩn ngứa khó chịu cho người bệnh

Cách phòng chống bệnh viêm da tiếp xúc

Cao đẳng Y Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ:Ngăn ngừa viêm da tiếp xúc có nghĩa là tránh tiếp xúc với những chất như chất độc ivy hoặc xà phòng có thể gây ra nó. Phòng chống chiến lược bao gồm:

  • Rửa sạch da bằng nước và sử dụng xà phòng nhẹ nếu tiếp xúc với một chất. Nhanh chóng sạch rửa có thể loại bỏ rất nhiều các chất gây kích ứng hoặc chất gây dị ứng từ làn da. Hãy chắc chắn để rửa sạch xà phòng hoàn toàn ra khỏi cơ thể.
  • Mang bông hoặc nhựa bao tay khi làm việc nhà để tránh tiếp xúc với chất tẩy rửa.
  • Nếu trong công việc, mặc quần áo bảo hộ hoặc bao tay để che chắn làn da chống lại các tác nhân có hại.
  • Áp dụng một kem hoặc gel rào cản để cung cấp một lớp bảo vệ. Ngoài ra, sử dụng kem dưỡng ẩm để phục hồi lại lớp ngoài cùng của da và ngăn ngừa sự bay hơi của hơi ẩm.
  • Sử dụng chất tẩy rửa giặt ủi nhẹ không hương thơm khi giặt quần áo, khăn tắm và giường ngủ.

Trên đây là những cách nhận biết bệnh viêm da tiếp xúc mọi người có thể lưu ý để có một sức khỏe tốt nhất cho gia đình và chính bạn.

Nguồn: Bệnh học

Exit mobile version