Cây lá gai không thường chỉ được sử dụng làm bánh mà nó còn được xem là vị thuốc quý trong y học cổ truyền mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Bật mí tác dụng thần kỳ của cây lá gai
Cây lá gai (hay còn gọi là cây trữ ma), phần thân cây thường được nhiều người sử dụng để lấy sợi làm lưới đánh cá, lá thì dùng để làm bánh. Theo y học cổ truyền, rễ cây lá gai có tính hàn, vị ngọt, không độc, được sử dụng để làm thuốc chữa rất nhiều bệnh như: cầm máu, lợi tiểu, chân tay tê mỏi, chữa phong thấp…
Mục Lục
Cây lá gai giúp lợi tiểu
Tác dụng đầu tiên của cây lá gai phải kể đến lợi tiểu với cách thực hiện lấy 30g rễ cây gai sắc lấy nước uống ngày 1 lần, uống trong khoảng 3 – 5 ngày có công dụng lợi tiểu. Cải thiện tình trạng tiểu nhắt.
Trị nước tiểu nước trắng đục do nhiệt
Người bị tiểu đục như nước vo gạo nên sử dụng 30g rễ gai, thổ phục linh 20g, đinh lăng 16g, trinh nữ 16g, rau dừa nước 20g, thương nhĩ 16g. Cho tất cả vào ấm đất cùng với 1.000ml nước sắc còn 250ml, chia 2 lần uống trong ngày. Dùng trong khoảng 5 – 7 ngày sẽ thấy được hiệu quả.
Làm mụn nhọt giảm sưng đau và chóng mưng mủ
Lấy rễ cây lá gai và rễ cây vông vang, 2 thứ lượng bằng nhau, đem rửa sạch, giã nát đắp vào chỗ mụn nhọt ngày 1 lần. Thực hiện phương pháp này 3 lần.
Lá gai có tác dụng cầm máu
Trên trang tin tức Y Dược có chia sẻ thông tin về tác dụng của lá gai tươi giúp cầm máu, làm lành vết thương rất tốt, chỉ cần sử dụng lá gai đã được rửa sạch giã nát rồi đắp trực tiếp vào vết thương, máu sẽ nhanh chóng đông lại.
Phòng ngừa rụng tóc nhờ tác dụng của cây lá gai
Chiết xuất từ rễ có nhiều chất sắt, được dùng để ngăn ngừa rụng tóc.
Chữa phong thấp đau nhức các khớp
Rễ cây tầm gai 50 g, ngâm với 1 lít rượu 1 tuần. Sau đó, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 10 ml.
Trị sa tử cung
Ngoài những tác dụng nêu trên, cây lá gai còn giúp điều trị sa tử cung bằng cách lấy rễ gai khô 30g sắc với 600ml nước, uống nhiều lần trong ngày. Uống liền 3 – 4 ngày.
Chữa tư âm thanh nhiệt, dưỡng huyết an thai
Chữa tư âm thanh nhiệt, dưỡng huyết an thai
Cây gai 30g, sinh địa 30g, gạo nếp 100 – 150g; sắc sinh địa và trữ ma căn lấy nước cốt rồi ninh với gạo nếp thành cháo, chế thêm gia vị, chia ăn vài lần trong ngày.
Chống oxy hóa nhờ tác dụng của lá gai
Trong lá gai có chứa chất chlorogenic acid có tính chống oxy hóa mạnh gấp 10 lần vitamin E. Nó có tác dụng ngăn chặn sự oxy hóa lipoprotein LDL, là khởi điểm của xơ động mạch để dẫn tới cao huyết áp và nhồi máu cơ tim. C Lá gai có các flavonoid khác như rhoifolin và apigenin. Các flavonoid này có tính chống oxy hóa yếu.
Nguồn: sưu tầm
Facebook Comment