Bệnh sỏi thận là một căn bệnh về đường tiết niệu có thể để lại biến chứng nguy hiểm, vậy bạn cần biết những thông tin gì để có phương pháp phòng ngừa điều trị kịp thời?
- Tìm hiểu biểu hiện và biến chứng của bệnh viêm bể thận cấp tính
- Hằng ngày ăn mặn có thể dẫn tới sỏi thận, cao huyết áp, đột quỵ
- Cùng tìm hiểu bệnh suy thận mạn qua 4 giai đoạn của bệnh
Các triệu chứng và nguyên nhân hình thành sỏi thận
Sỏi thận chính là sự kết tinh lại của các muối khoáng, các chất còn lại trong nước tiểu. Sỏi xuất hiện bên trong thận gây ra các cơn đau cho người bệnh. Bệnh gây nhiều phiền toái cho người bệnh như: cảm giác đau, màu sắc nước tiểu bất thường, không thoải mái khi vận động,…
Mục Lục
Các triệu chứng và nguyên nhân hình thành sỏi thận
Bệnh sỏi thận là căn bệnh thận tiết niệu nguy hiểm, có rất nhiều nguyên nhân hình thành. Thông thường trong nước tiểu có một số thành phần như khoáng và acid; nếu các thành phần này bị mất cân bằng sẽ tạo sỏi. Khi đó làm xuất hiện một số chất tạo tinh thể như: canxi, oxalat và acid uric, các tinh thể này kết tinh lại với nhau thành một khối lớn dạng viên sỏi. Ngoài ra có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này như:
- Thành viên trong gia đình đã từng có người mắc sỏi thận thì tỉ lệ mắc sỏi thận sẽ cao hơn người bình thường.
- Bệnh nhân ở người 40 tuổi trở lên, đặc biệt là đàn ông.
- Uống quá ít nước
- Nếu ăn quá nhiều đồ ăn chứa một hàm lượng lớn protein, natri hay đường cũng tăng nguy cơ bị sỏi thận.
Ngoài ra khi bị mắc một số bệnh như: béo phì, toan ống thận, cystinuria, cường cận giáp hay nhiễm trùng đường tiết niệu cũng có thể dẫn tới biến chứng sỏi thận. Theo đó, bệnh sỏi thận có thể có hoặc không có triệu chứng. Thông thường người bệnh chỉ phát hiện khi sỏi dịch chuyển xuống ống niệu quản và đi vào bàng quang. Khi sỏi di chuyển sẽ gây ra một số các triệu chứng như đau xương sườn dữ dội dần dần cơn đau sẽ kéo xuống vùng bụng và háng, đau khi tiểu tiện hoặc nước tiểu có màu sắc bất thường như: có màu hồng, màu nâu hoặc đỏ. Người bệnh liền muốn đi tiểu liên tục, đôi khi còn có cảm giác buồn nôn và nôn. Khi bệnh nặng hơn sẽ có kèm theo những cơn sốt và ớn lạnh nếu bị nhiễm trùng.
Phương pháp phòng ngừa và điều trị bệnh sỏi thận
Phương pháp phòng ngừa và điều trị bệnh sỏi thận
Căn cứ vào các nguyên nhân khác nhau thì các bác sĩ bệnh học chuyên khoa sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp, cụ thể:
Đối với sỏi nhỏ có thể đẩy sỏi ra ngoài nhờ uống nhiều nước, nếu có cảm giác đau có thể dùng thuốc giảm đau như: ibuprofen, acetaminophen hay naproxen sodium. Còn đối với các loại sỏi lớn sẽ được chỉ định làm phẫu thuật, bác sĩ có thể yêu cầu dùng thuốc như thuốc lợi tiểu thiazide đơn hoặc chứa phosphate để hạn chế sự hình thành sỏi canxi. Đối với sỏi uric acid có thể sử dụng allopurinol để giữ kiềm nước tiểu, giảm mức acid uric trong máu và nước tiểu. Đồng thời để ngăn ngừa hình thành sỏi struvite, tránh nhiễm vi khuẩn có thể sử dụng kháng sinh dài với liều lượng nhỏ.
Bệnh sỏi thận là căn bệnh thường gặp nhưng đôi khi không có biểu hiện triệu chứng nên để chắc chắn có mắc bệnh hay không cần thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kì. Kèm theo một số lưu ý trong sinh hoạt hàng ngày như: Uống đủ nước mỗi ngày, hạn chế ăn các thực phẩm giàu oxalat để hạn chế hình thành sỏi oxalat như: củ cải đường, socola, trà, các sản phẩm đậu nành….Không nên ăn quá mặn, giảm khẩu phần ăn giàu protein động vật hoặc tham khảo ý kiến của bác sĩ để có một chế độ dinh dưỡng hợp lí.
Facebook Comment