Bác sĩ chia sẻ cách khắc phục bệnh co thắt thực quản

Co thắt thực quản là tình trạng cơ trơn của thực quản hoạt động không hiệu quả, gây cản trở quá trình thức ăn di chuyển từ miệng xuống dạ dày.

cac trieu chung thuong gap va cach chan doan benh co that thuc quan 2

Mục Lục

Co thắt thực quản là bệnh gì?

Thực quản là một cơ quan thuộc hệ tiêu hóa, chiều dài khoảng 25-30 cm, có dạng hình ống, thành ống được cấu tạo bằng cơ trơn và cơ vân, là cầu nối giữa miệng và dạ dày. Co thắt thực quản là tình trạng cơ trơn của thực quản thực hiện co giãn không hiệu quả, gây cản trở quá trình thức ăn di chuyển từ miệng xuống dạ dày.

Bác sĩ cho biết căn cứ vào vị trí người ta phân loại co thắt thực quản thành 2 loại: co thắt thực quản trên và dưới. Một cách phân loại khác của bệnh co thắt thực quản phổ biến hơn là co thắt thực quản lan tỏa và co thắt thực quản cục bộ.

Triệu chứng co thắt thực quản thường không điển hình và khá giống với các bệnh lý khác của đường tiêu hóa: khó nuốt, buồn nôn, nôn mửa, cảm giác đau tức ngực. Người bệnh cần có biện pháp can thiệp chữa co thắt thực quản sớm trước khi bệnh gây ra các biến chứng nghiêm trọng, nguy hiểm nhất là ung thư thực quản.

Mặc dù co thắt thực quản không phải là bệnh hiếm gặp nhưng vì triệu chứng tương tự với các bệnh tiêu hóa thông thường khác nên người bệnh thường dễ chủ quan. Co thắt thực quản gây cảm giác khó chịu, ảnh hưởng nhiều cuộc sống sinh hoạt của bệnh nhân. Bệnh có thể gặp ở cả nam giới và nữ giới, ở mọi lứa tuổi, nhưng thường phổ biến ở người lớn tuổi hơn.

Nguyên nhân gây bệnh co thắt thực quản

Nguyên nhân gây bệnh co thắt thực quản cho đến nay vẫn chưa xác định chính xác. Các chuyên gia cho rằng co thắt thực quản là do sự tổn thương hệ thần kinh chi phối hoạt động của thực quản, quá trình nhiễm trùng hay các yếu tố di truyền cũng được xem là yếu tố gây bệnh.

Bên cạnh đó, các yếu tố nguy cơ được khẳng định làm tăng khả năng mắc bệnh co thắt thực quản:

  • Ăn các loại thực phẩm cay, nóng,… gây kích thích thực quản
  • Có tiền sử bệnh trào ngược dạ dày thực quản
  • Thường xuyên stress, lo lắng

Triệu chứng bệnh co thắt thực quản

Bác sĩ cho biết các triệu chứng co thắt thực quản không điển hình nên dễ khiến người bệnh chủ quan và nhầm lẫn với các bệnh lý thông thường khác của đường tiêu hóa. Một số triệu chứng giúp nhận biết bệnh nhân đang mắc bệnh co thắt thực quản là:

  • Khó nuốt và cảm giác đau tức ngực khi nuốt: đây là triệu chứng nổi bật nhất.
  • Buồn nôn, nôn: các cơ thực quản co thắt không hiệu quả có thể gây ra cảm giác buồn nôn và đẩy thức ăn ngược từ thực quản lên miệng gây nôn.
  • Ợ nóng, ợ hơi
  • Ho, thở khò khè
  • Hôi miệng

Bệnh kéo dài ảnh hưởng nhiều ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của người bệnh, gây sụt cân do người bệnh ăn uống khó khăn và đau khi nuốt thức ăn.

Chẩn đoán bệnh co thắt thực quản

Vì triệu chứng bệnh co thắt thực quản không điển hình nên việc chẩn đoán bệnh phần lớn dựa vào các xét nghiệm cận lâm sàng:

  • Chụp X quang thực quản có thuốc: bệnh nhân sẽ nuốt một chất cản quang ngay trước khi chụp phim để phát hiện vị trí và độ hẹp tại thực quản. Hình ảnh thu được sau khi chụp phim có thể thấy đoạn hẹp ngay trên cơ hoành, hoặc hẹp một đoạn dài ở phần thực quản trên, thực quản trên chỗ hẹp giãn lớn.
  • Đo áp lực thực quản: giúp đánh giá hoạt động co thắt thực quản dưới.
  • Nội soi thực quản: có thể thấy niêm mạc thực quản phù nề, xung huyết, có loét hay không, đồng thời đánh giá cơ thắt thực quản có co chặt hay không. Nội soi thực quản còn giúp lấy các mẫu tại các vị trí bị tổn thương để làm xét nghiệm xem tổn thương lành tính hay ác tính.

bac si chia se cach khac phuc benh co that thuc quan

Điều trị bệnh co thắt thực quản

Vì nguyên nhân gây bệnh chưa được xác định chính xác nên các biện pháp điều trị co thắt thực quản chỉ giúp làm giảm nhẹ triệu chứng. Tuy nhiên, việc phát hiện và điều trị kịp thời giúp ngăn ngừa các biến chứng xảy ra. Một số phương pháp điều trị co thắt thực quản hiện nay thường được áp dụng:

Thuốc: đây là một bệnh học thường gặp, nhóm thuốc nitrate hoặc thuốc chẹn kênh canxi có tác dụng làm giãn cơ vòng, dẫn đến áp lực trong lòng thực quản giảm. Thuốc thường được chỉ định ở những bệnh nhân bị mất khả năng giãn cơ vòng. Một số thuốc khác còn được chỉ định đẻ giảm viêm và chống xuất huyết.

Phẫu thuật: để làm giảm sức ép của cơ thắt thực quản, một bóng được dùng để nong giãn cơ hoặc sử dụng khí nén. Phương pháp này thường áp dụng nhiều lần khi triệu chứng tái phát. Botulinum toxin hay còn thường được gọi là botox có thể được dùng để tiêm vào cơ thực quản làm tăng sức căng của cơ ở những trường hợp bệnh nhân bị mất hoặc giảm trương lực cơ thắt. Phương pháp cuối cùng là cắt một phần cơ thắt thực quản bằng phẫu thuật nội soi ổ bụng.